01/03/2017 10:28 GMT+7

Tiếp nhận di sản của vợ chồng nhà thơ Đông Hồ - Mộng Tuyết

NGUYỄN TRIỀU - TẤN ĐỨC
NGUYỄN TRIỀU - TẤN ĐỨC

TTO - Tỉnh Kiên Giang đang tiến hành các thủ tục để tiếp nhận di sản của đôi vợ chồng tài hoa - nhà thơ Đông Hồ và nữ sĩ Mộng Tuyết...

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoa và những hình ảnh, di bút của vợ chồng thi sĩ Đông Hồ được trưng bày tại nhà lưu niệm - Ảnh: N.Triều

Việc trên đồng thời với dự kiến sẽ phục dựng Trí Đức học xá - trường tư thục đầu tiên do nhà thơ Đông Hồ sáng lập để dạy chữ quốc ngữ.

Di sản của nhà thơ Đông Hồ bao gồm khu nhà lưu niệm “Đông Hồ thi nhân kỷ niệm đường” hiện tọa lạc trên con đường mang tên ông tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Đây là ngôi nhà do vợ ông là nữ sĩ Mộng Tuyết dựng lên và hoàn thành năm 1995 để lưu giữ, bảo tồn và tôn vinh giá trị di sản về thân thế, sự nghiệp của hai người.

Những hình ảnh, di bút, sách báo về sự nghiệp văn chương của đôi vợ chồng tài hoa được bảo quản và trưng bày tại đây. Nhà lưu niệm từ khi hoàn thành đã là điểm đến tham quan, tìm hiểu “văn hóa Hà Tiên” của giới nghiên cứu và người hâm mộ trong, ngoài nước.

Làm hồ sơ công nhận di tích

Hiện các di bút, tài liệu sách báo quý, di vật và ngôi nhà của nhà thơ Đông Hồ - nữ sĩ Mộng Tuyết đang xuống cấp. Năm 2007, nữ sĩ Mộng Tuyết qua đời, nhà lưu niệm theo di chúc được giao cho người cháu họ là bà Nguyễn Thị Thanh Hoa trông coi cho đến nay.

Bà Hoa vốn là giáo viên, không lập gia đình riêng, có nhiều năm cùng sống và chăm sóc nữ sĩ Mộng Tuyết. Nay đã ở tuổi 70, bà Hoa có nguyện vọng trao gửi di sản của vợ chồng nhà thơ để Nhà nước tiếp quản, tôn tạo và bảo tồn.

Bà Hoa cho hay lâu nay bà sống một mình và gìn giữ phần di sản này với sự quan tâm chu đáo của chính quyền thị xã Hà Tiên. “Nhưng tôi biết mình cũng không thể cưỡng lại quy luật thời gian, nên tranh thủ khi đầu óc còn minh mẫn, tôi viết đơn và gặp trực tiếp chính quyền thị xã Hà Tiên với mong mỏi nơi này tiếp tục được duy trì để không bị mai một và mãi mãi được hậu thế biết đến” - bà Hoa nói.

Mới đây, lãnh đạo Sở Văn hóa - thể thao (VH-TT), UBND thị xã Hà Tiên đã gặp trực tiếp bà Hoa để lắng nghe nguyện vọng của bà. Sau đó, Sở VH-TT đã có tờ trình và được UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận chủ trương tiếp nhận nhà lưu niệm Đông Hồ thành tài sản nhà nước.

UBND thị xã Hà Tiên được giao làm thủ tục tiếp nhận, duy trì và bảo vệ nhà lưu niệm, khu mộ nhà thơ Đông Hồ. Ông Diệp Hoàng Du - giám đốc Sở VH-TT tỉnh Kiên Giang - cho biết cùng với việc tiếp nhận nhà lưu niệm Đông Hồ, cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu sắp xếp nơi thờ cúng và bố trí nơi ở, sinh hoạt cho bà Hoa theo nguyện vọng của bà.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ hoàn tất hồ sơ để công nhận khu lưu niệm Đông Hồ là di tích văn hóa cấp tỉnh.

Sẽ phục dựng Trí Đức học xá

Một điều không phải ai cũng biết là nhà lưu niệm “Đông Hồ thi nhân kỷ niệm đường” được xây dựng ngay khu vực “Trí Đức học xá” trên khu đất của gia đình nhà thơ Đông Hồ, vốn có tổng diện tích lên đến 6.600m2. Ngoài diện tích khu lưu niệm rộng 350,8m2 hiện nay, phần còn lại đã được trưng dụng xây dựng trường mẫu giáo.

Thời người Pháp cai trị khắp Đông Dương, các trường học do Pháp mở đều lấy tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, còn tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Điều này đã làm cho thầy giáo Đông Hồ băn khoăn và thôi thúc ông tự mở Trí Đức học xá ngay tại nhà mình.

Trường dạy toàn tiếng Việt cho bất kỳ ai muốn học, nhằm mục đích “dùng quốc văn để dạy con trẻ biết yêu nước nhà”. Buổi học đầu tiên khai giảng vào ngày 30-10-1926. Đây được xem là ngôi trường duy nhất ở miền Nam lúc ấy lấy tiếng Việt để giảng dạy.

Học giả Phạm Quỳnh khi ấy viết trên tạp chí Nam Phong: “Trí Đức học xá muốn bày tỏ cho thiên hạ biết rằng tiếng nước nhà có thể dạy con em nước nhà, bất tất phải mượn đến tiếng ngoại quốc”. Sự ra đời của một ngôi trường dạy toàn quốc ngữ trong bối cảnh này đã khiến chính quyền thuộc địa và người Pháp bất an, dùng nhiều biện pháp o ép để trường phải đóng cửa, nghỉ giảng vào cuối năm 1934.

UBND tỉnh Kiên Giang cũng vừa chấp thuận đề xuất của Sở VH-TT về việc không bố trí công trình khác trên phạm vi trường mẫu giáo (hiện không còn hoạt động) để giữ đầy đủ quỹ đất của Trí Đức học xá. “Trí Đức học xá có vai trò và vị trí rất lớn về mặt lịch sử.

Với quỹ đất được khôi phục này đủ để phục dựng không gian Trí Đức học xá và xây dựng nơi trưng bày truyền thống lịch sử văn hóa, di sản văn học của Hà Tiên, là địa điểm văn hóa đặc trưng của Hà Tiên nói riêng và Kiên Giang nói chung” - ông Diệp Hoàng Du nói.

Nhà thơ Đông Hồ (1906 - 1969) tên thật là Lâm Tấn Phác, sinh ra và lớn lên tại Hà Tiên. Ông được đánh giá là nhà giáo, nhà văn hóa, nhà thơ danh tiếng của nền văn hóa Việt Nam.

Ông đột tử ngay trên bục giảng Đại học Văn khoa Sài Gòn ngày 25-3-1969 khi đang bình giảng cho sinh viên bài thơ Trưng Nữ Vương của nữ sĩ Ngân Giang.

NGUYỄN TRIỀU - TẤN ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar