21/05/2025 06:26 GMT+7

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp - Ảnh 1.

Cảnh trong Thạch Sùng - một ngày lạ lùng do Hòa Hiệp viết kịch bản và dàn dựng - Ảnh: LINH ĐOAN

Sự tích Thạch Sùng quá quen thuộc với công chúng, nay được Hòa Hiệp biến tấu thành hài kịch dân gian với những lý giải mới.

Hòa Hiệp muốn mượn chuyện xưa nói chuyện nay

Là một tiết mục dài khoảng 1 tiếng trong bài thi môn đạo diễn của mình nhưng Thạch Sùng - một ngày lạ lùng (giảng viên bộ môn: Lê Nguyên Đạt) của Hòa Hiệp đã đem đến cho khán giả những tiếng cười duyên dáng vào tối 20-5.

Thạch Sùng - một ngày lạ lùng dựa trên câu chuyện dân gian về Thạch Sùng nhưng có những "khúc cua" cũng lạ lùng để câu chuyện xưa vừa lạ vừa quen.

Kịch nói về cặp vợ chồng Thạch Sùng lười biếng lao động, đi ăn xin mà giàu tới mức tích cóp được cả hũ vàng chôn trong núi.

Một ngày, vì thiên cơ được… khả lộ nên họ bất ngờ càng giàu hơn, trở thành hào phú trong làng.

Nhưng giàu vì sự trục lợi, giàu vì bất nhơn, sống trên xương máu của người khác liệu có bền lâu là câu hỏi mà Thạch Sùng - một ngày lạ lùng muốn gởi đến mọi người.

Hòa Hiệp chia sẻ tuổi của anh đã lớn nên quyết định đi học đạo diễn để tìm kiếm thêm những kiến thức tốt cho nghề nghiệp của mình. Từ ngày học đạo diễn anh thấy vui vì khả năng phân tích nhân vật của mình sâu sắc hơn.

Hòa Hiệp - Ảnh 2.

Hòa Hiệp (phải) chia sẻ trước khi tiết mục Thạch Sùng - một ngày lạ lùng diễn ra - Ảnh: LINH ĐOAN

Trên sân khấu kịch Hòa Hiệp đã tham gia khá nhiều hài kịch dân gian. Gần nhất, anh đóng vai cu Sắn trong vở 12 bà mụ và hoàng tử trong Tấm Cám đại chiến ở Nhà hát kịch Idecaf.

Hòa Hiệp cũng đã từng đóng vở kịch Thạch Sùng. Tuy nhiên, khi lựa chọn kịch bản để thi, anh quyết định tự viết lại kịch bản theo lý giải của mình.

Anh bày tỏ đã nhìn thấy trong Thạch Sùng những yếu tố mà anh có thể sáng tạo, phá cách. Và cách mà Hiệp chọn là thể hiện câu chuyện theo góc nhìn hài hước, châm biếm đả kích.

Hòa Hiệp - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Lệ Trinh (phải, vai nhà báo Pháp) trong tiết mục cải lương Tổ quốc nơi cuối con đường do cô dàn dựng. Nghệ sĩ Hoài Minh vào vai Bác Hồ (lúc này Bác lấy tên Tống Văn Sơ) - Ảnh: LINH ĐOAN

"Trong cuộc sống hôm nay, chúng ta thấy có nhiều trường hợp tha hóa vì đồng tiền. Vì tiền mà người ta có thể bất chấp dẫn đến những hậu họa khó lường cho cộng đồng.

Tôi muốn dùng chuyện xưa nói chuyện nay, gieo nhân gì sẽ gặt quả đó.

Tuy nhiên tôi không chọn cái kết cay đắng mà cho con người sự thức tỉnh. Đó là góc nhìn nhân văn để người sai biết lối quay về" - Hòa Hiệp chia sẻ về đứa con tinh thần của mình.

Thạch Sùng - một ngày lạ lùng đem lại cho khán giả những tiếng cười ý nhị cũng là động lực cho Hòa Hiệp mong muốn phát triển thành một vở hài kịch trọn vẹn trong tương lai.

Hòa Hiệp - Ảnh 4.

Tiết mục hát bội Trần Hưng Đạo - Bạch Đằng lưu huyết của sinh viên Hà Trí Nhơn - Ảnh: LINH ĐOAN

Cải lương, hát bội… làm nóng sân khấu

Ngoài Hòa Hiệp, trong đêm thi tối 20-5, khán giả còn bắt gặp những gương mặt nghệ sĩ trẻ quen thuộc ở lĩnh vực cải lương, hát bội.

Cô đào trẻ Lệ Trinh xuất hiện nhiều ở các vở cải lương của sân khấu Sen Việt, Vũ Luân, Lê Nguyễn Trường Giang…, nay thử sức đạo diễn với tiết mục Tổ quốc nơi cuối con đường (tác giả: Lê Thu Hạnh). 

Đây là vở từng được thầy cô, đạo diễn Lê Nguyên Đạt dàn dựng đi thi và đoạt huy chương vàng trong Liên hoan Cải lương toàn quốc.

Tổ quốc nơi cuối con đường khắc họa hình ảnh sáng ngời của Bác Hồ trong những ngày ngục tù vì theo đuổi con đường cách mạng, tìm tự do cho dân tộc.

Lệ Trinh cũng đảm nhiệm luôn vai diễn nhà báo người Pháp trong tiết mục.

Diễn viên Hà Trí Nhơn của Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM "đốt nóng" sân khấu với kịch bản Trần Hưng Đạo - Bạch Đằng lưu huyết (tác giả: NSND Đinh Bằng Phi - Sĩ Chức).

Hòa Hiệp - Ảnh 5.

Tiết mục Dẫn trạng đi thi của sinh viên Nhân Thành Nguyễn - Ảnh: LINH ĐOAN

Vở tập trung rất đông diễn viên đến từ nhà hát nơi anh công tác. Qua trích đoạn, Hà Trí Nhơn muốn phô diễn những tinh hoa của nghệ thuật hát bội từ các trình thức vũ đạo khó đến cách vẽ mặt các nhân vật, cách ca ngâm...

Còn sinh viên Nhân Thành Nguyễn thì đem đến vở kịch dân gian Dẫn trạng đi thi (cảm tác từ Trạng Lợn của tác giả Hoài Giao).

Ngọc Trinh - Hòa Hiệp từ 'tình nhân' trở thành… 'mẹ con'

Hồi đầu năm 2022, Ngọc Trinh - Hòa Hiệp rất thành công trong vai cặp tình nhân già trong vở Mưa bóng mây, và Tết này họ sẽ hóa thân thành… mẹ con trong vở kịch Tết 'Bất ngờ chưa bà già!!!'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar