25/01/2023 18:43 GMT+7

Tiễn biệt Giang Nam, nhà thơ để lại 'Quê hương' trong lòng người

Chiều 25-1, nhà thơ Giang Nam, tác giả bài thơ nổi tiếng “Quê hương”, đã về nơi an nghỉ ngàn thu, bên cạnh người vợ hiền - “cô bé nhà bên” trong thơ ông, tại nghĩa trang xã Phước Đồng, TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Tiễn biệt Giang Nam, nhà thơ để lại Quê hương trong lòng người - Ảnh 1.

Tiễn biệt nhà thơ Giang Nam về nơi an nghỉ cuối cùng vào lúc 15h chiều 25-1-2023 (mùng 4 Tết Quý Mão) tại TP Nha Trang, Khánh Hòa - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Cuộc tiễn đưa nhà thơ Giang Nam rời ngôi nhà số 46 đường Yersin, TP Nha Trang vào lúc 15h chiều 25-1 (mùng 4 Tết Quý Mão 2023) cùng với thân quyến, bạn bè thân thiết của ông, gồm rất nhiều văn nghệ sĩ tại Khánh Hòa và các nơi, còn có nhiều lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, đại diện các cơ quan của tỉnh, TP Nha Trang.

Đặc biệt, có rất nhiều người hâm mộ đã từng thuộc lòng những bài thơ nổi tiếng của Giang Nam từ Thuở còn thơ ngày hai buổi tới trường/ Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ… (trích bài thơ Quê hương của Giang Nam) cũng đã đến tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Nhà thơ Giang Nam (tên thật là Nguyễn Sung, sinh năm 1929 tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa; nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa). Cuộc đời thọ 95 tuổi của nhà thơ Giang Nam đã có hơn 75 năm ông theo Đảng và đã được tổ chức phân công ở nhiều vị trí, công tác và lĩnh vực khác nhau, bắt đầu từ tháng 8-1945.

Kể từ tháng 8-1952 cho đến ngày nghỉ hưu (12-1993), nhà thơ Giang Nam đã được phân công các nhiệm vụ được nhiều người nhớ đến là làm tổng biên tập báo Văn Nghệ Giải Phóng, báo Văn Nghệ và phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.

Nhà thơ Giang Nam được rất nhiều người đọc thuộc nhiều thế hệ, thuộc các tầng lớp nhân dân khác nhau nhắc nhớ đến nhất chính là hai bài thơ rất nổi tiếng của ông là Quê hương và Nghe em vào đại học

Còn một trong những dấu ấn khi nhà thơ Giang Nam giữ chức vụ phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (phụ trách lĩnh vực văn - xã), đó là ông đã từng làm trưởng ban tổ chức hội thảo về Alexandre Yersin, cách đây gần tròn 32 năm (vào đầu tháng 3-1991), nhân kỷ niệm 100 năm nhà bác học Alexandre Yersin đến Nha Trang.

Đó là một cuộc hội thảo quốc tế, có sự tham dự của đại diện các quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế có liên quan đến cuộc đời và hoạt động của Alexandre Yersin. Cuộc hội thảo ấy đã góp phần tôn vinh những giá trị, thành tựu khoa học mà Alexandre Yersin đã thực hiện, đóng góp cho nhân loại từ Việt Nam và từ TP Nha Trang (Khánh Hòa), nơi Yersin đã lựa chọn gắn bó, sống gần 50 năm để làm việc, nghiên cứu khoa học giúp cho con người.

Tiễn biệt Giang Nam, nhà thơ để lại Quê hương trong lòng người - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân (thứ tư từ trái qua) và Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều (thứ ba từ trái qua) tiễn biệt nhà thơ Giang Nam rời khỏi ngôi nhà của ông tại TP Nha Trang - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Ngay trước giờ đưa nhà thơ Giang Nam rời khỏi ngôi nhà 46 Yersin, TP Nha Trang, trong "Lời tiễn đưa nhà thơ Giang Nam" của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có nêu: "Sự ra đi của nhà thơ Giang Nam không bao giờ đồng nghĩa với sự kết thúc. Ông vẫn mãi mãi còn trong đời sống chúng ta với nụ cười trong sáng, một trái tim nhân hậu và một cuộc đời tận hiến cho dân tộc. Ông mãi mãi còn trong đời sống chúng ta cả trong những lúc khó khăn và thách thức nhất với những câu thơ vang dội của tình yêu quê hương".

Những bài thơ nổi tiếng của Giang Nam, đặc biệt là bài thơ Quê hương sẽ còn đọng lại dài lâu trong lòng rất nhiều người.

Lời tiễn đưa nhà thơ Giang Nam

của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều

Vào một ngày mùa Xuân năm Quý Mão, nhà thơ Giang Nam đã rời bỏ chúng ta ra đi mãi mãi. Hơn 90 năm sống trên thế gian này, ông đã đi hết con đường mà ông đã chọn và cần phải đi. Đấy là con đường của một con người chân chính, con đường của một chiến sĩ đấu tranh cho độc lập và tự do của Tổ quốc và con đường của một nhà thơ.

Nhìn lại toàn bộ cuộc đời của ông, chúng ta nhận thấy rằng: mỗi ngày sống của ông là một bài thơ lớn và mỗi bài thơ ông viết ra đều mang hơi thở một đời sống lớn của dân tộc. Ông là một Ví Dụ được viết hoa cho lẽ sống của một con người. Con người mang tên Giang Nam ấy đã dâng hiến không mệt mỏi cho những điều tốt đẹp nhất của dân tộc. Ông là một Ví Dụ được viết hoa cho sứ mệnh của một nhà thơ. Nhà thơ mang tên Giang Nam ấy đã viết những câu thơ bằng nước mắt, bằng máu và bằng một tình yêu lớn cho khát vọng của con người trên mảnh đất này.

Hành trang lúc này ông mang theo về thế giới bên kia là tình yêu Tổ quốc bất diệt, là những câu thơ của trái tim ông đang vang lên dọc đường ông đi. Ông để lại cho chúng ta hai di sản không gì thay thế: đó là những năm tháng ông đã sống và đó là những câu thơ ông đã viết.

Sự ra đi của nhà thơ Giang Nam không bao giờ đồng nghĩa với sự kết thúc. Ông vẫn mãi mãi còn trong đời sống chúng ta với nụ cười trong sáng, một trái tim nhân hậu và một cuộc đời tận hiến cho dân tộc. Ông mãi mãi còn trong đời sống chúng ta cả trong những lúc khó khăn và thách thức nhất với những câu thơ vang dội của tình yêu quê hương.

Thay mặt Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, thay mặt những nhà thơ Việt Nam và thay mặt những bạn đọc của ông trên mọi miền đất nước, tôi xin được ngẩng cao đầu để gọi tên ông với niềm tự hào về ông, được cúi đầu để thưa với linh hồn ông về lòng biết ơn sâu sắc của chúng tôi đối với tất cả những gì ông đã sống và đã viết cho cuộc đời này.

Xin vĩnh biệt ông: Con người mang tên Giang Nam, nhà thơ mang tên Giang Nam.

Xin vĩnh biệt.

Nhà thơ Giang Nam qua đời sáng mùng 2 Tết

Tin từ Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Khánh Hòa cho biết nhà thơ Giang Nam, tác giả của "Quê hương" đã từ trần sáng 23-1-2023 (nhằm ngày mùng 2 Tết Quý Mão).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar