29/07/2024 09:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tiêm vắc xin thấp, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trở lại

Sau thời gian vắng bóng, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, ho gà, bạch hầu... đã ghi nhận tại nhiều địa phương trên cả nước.

Tiêm vắc xin ở TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tiêm vắc xin ở TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tỉ lệ vắc xin 5 trong 1 trong năm 2023 không đạt, đã tạo ra "lỗ hổng" miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh lây lan.

Theo báo cáo của Bộ Y tế trong 5 tháng đầu năm 2024, tỉ lệ tiêm chủng hầu hết các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ.

Nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trở lại

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và tình trạng thiếu một số loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng kéo dài, năm 2023 nhiều trẻ không được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi vắc xin theo quy định.

Đây cũng là nguyên nhân khiến một số dịch bệnh như sởi, ho gà, bạch hầu... có nguy cơ quay trở lại. Thực tế từ đầu năm đến nay, một số địa phương đã ghi nhận ca bệnh trở lại sau nhiều năm vắng bóng.

Tại Hà Nội, thời gian qua Hà Nội thường xuyên cảnh báo tình hình dịch bệnh gia tăng. Trong khi năm 2023 cả TP không ghi nhận ca bệnh ho gà thì năm nay tính đến 22-7 đã có 193 trường hợp mắc ho gà. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện rải rác các ca ho gà, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Còn tại TP.HCM, thời gian gần đây ghi nhận nhiều trẻ mắc sởi, ho gà... điều trị tại các bệnh viện nhi đồng trên địa bàn TP. Phần đông những trẻ này đều chưa tiêm vắc xin phòng bệnh.

Thực hiện theo bộ công cụ đánh giá nguy cơ mắc bệnh sởi được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, kết quả cho thấy TP.HCM có nguy cơ bùng phát dịch bệnh này rất cao. Với bệnh ho gà, số ca mắc bệnh từ đầu năm đến nay ghi nhận gia tăng hơn những năm trước.

Không tiêm ngừa, bệnh dễ nặng

Đầu năm 2024, xuất phát từ những cơn ho tím tái, bé gái 11 tuổi (Hà Nội) đã phải điều trị bệnh ho gà tại Bệnh viện Nhi trung ương. Gia đình bệnh nhi cũng không nhớ đã tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh cho con hay chưa.

Một trường hợp khác là bệnh nhi chưa đầy 2 tháng tuổi (Hà Nội) bị ho gà bội nhiễm viêm phổi. Mẹ bệnh nhi cho hay thấy con ho kéo dài, đỏ mặt, có tiếng thở rít nên đưa con đi khám. "Khi bác sĩ thông báo con bị ho gà, tôi rất bất ngờ, trong khi bé chưa đến tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh" - mẹ bé cho biết.

Gián đoạn tiêm chủng đã tạo nên "lỗ hổng" miễn dịch cộng đồng, trong đó một số tỉnh như Nghệ An vừa qua cũng ghi nhận ca bệnh bạch hầu quay trở lại. Riêng TP.HCM, dù từ đầu năm đến nay chưa ghi nhận ca bạch hầu nào nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP đánh giá nguy cơ lan truyền bệnh này là có thể xảy ra.

Củng cố tỉ lệ bao phủ vắc xin, lấp "lỗ hổng" miễn dịch

Ông Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và gián đoạn một số loại vắc xin, trong đó có vắc xin 5 trong 1 năm 2023 khiến tỉ lệ tiêm vắc xin không đạt được như mong muốn. Điều này đã tạo ra "lỗ hổng" miễn dịch khiến bệnh lây lan.

Với bệnh ho gà, có nhiều bệnh nhân mắc bệnh khi chưa đến tuổi tiêm chủng. Bình thường trẻ em trước độ tuổi tiêm chủng thường có miễn dịch phòng bệnh ho gà từ mẹ. Tuy nhiên, do miễn dịch cộng đồng giảm, người mẹ cũng không được tiêm đủ mũi nên làm giảm khả năng chống chọi bệnh ở trẻ.

Hay với bệnh bạch hầu, do tỉ lệ tiêm chủng không đạt khiến những người mang trùng bệnh có thể lây lan cho những người chưa được vắc xin bảo vệ, gây lây lan trong cộng đồng. Vì vậy, việc củng cố bao phủ vắc xin phòng bệnh là rất cần thiết để phòng bệnh lây lan.

Với kết quả đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi tại TP.HCM cao, bà Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - nhận định nếu bệnh sởi bùng phát sẽ gia tăng ca mắc bệnh trong cộng đồng, từ đó gây quá tải, tạo ra gánh nặng cho ngành y tế khi bệnh nhân mắc bệnh này sẽ phải cách ly, chăm sóc rất nhiều.

Đến nay, biện pháp phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ hữu hiệu nhất được các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm, ngành y tế khuyến cáo là tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Tuy nhiên, bà Nga cho hay hiện còn nhiều trẻ chưa được tiêm phòng bệnh.

Thời gian qua Bộ Y tế cũng liên tục nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng tiêm chủng để ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Ngoài ra người dân cần chủ động tiêm chủng đủ liều, đúng lịch để bảo vệ chính bản thân và xã hội.

Tỉ lệ bao phủ vắc xin thấp

Hiện nay Chương trình tiêm chủng mở rộng đang triển khai tiêm chủng vắc xin để phòng 11 bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm bao gồm: viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae type b, sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella, tiêu chảy do vi rút Rota.

Trong năm 2024, theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 5 tháng đầu tỉ lệ tiêm chủng hầu hết các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng cũng chưa đạt tiến độ, chỉ có vắc xin phòng lao, vắc xin sởi và vắc xin DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Như vậy trong 11 loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng có 8 loại vắc xin chưa đạt chỉ tiêu, 3 loại đã đạt chỉ tiêu đề ra. Trong đó cao nhất là tỉ lệ tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) đạt 40,6%. Trong 8 loại vắc xin không đạt chỉ tiêu đề ra, thấp nhất là tỉ lệ tiêm và uống vắc xin bại liệt chỉ triển khai được dưới 30%.

Trẻ em cần tiêm ngừa vắc xin bạch hầu đầy đủ

Bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ em và những người chưa có miễn dịch với bệnh nên cần đi tiêm vắc xin.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) vừa tiếp nhận liên tiếp hai trẻ bị phù ở mi mắt và chân, đi khám mới phát hiện mắc bệnh lý thận nguy hiểm.

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Rung nhĩ, một rối loạn nhịp tim phổ biến được biết đến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Một nghiên cứu quy mô lớn mới đây được công bố trên tạp chí y khoa uy tín cảnh báo nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ đáng báo động.

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Tin tức đáng chú ý: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025; Quốc hội bàn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; Mức độ phơi nhiễm khói thuốc lá ở địa điểm công cộng cao...

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19

Chính phủ Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 và nước rửa tay sát khuẩn, đồng thời cảnh báo các nhà cung cấp không nên tăng giá và tích trữ sản phẩm.

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar