15/04/2023 16:10 GMT+7

Thường gặp ác mộng, hãy thử 10 cách này

Những cơn ác mộng thường xảy ra nhiều hơn ở thời thơ ấu, thế nhưng một khảo sát cho thấy khoảng 50-80% người trưởng thành cũng hay gặp ác mộng và hầu hết chúng ta đều dễ gặp phải vấn đề này.

Thường gặp ác mộng, hãy thử 10 cách này - Ảnh 1.

Ăn vặt có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, khiến não hoạt động nhiều hơn và khiến ta gặp phải ác mộng - Ảnh: Shutterstock

Theo Joshua Tal, nhà tâm lý học chuyên về giấc ngủ và sức khỏe ở thành phố Manhattan (New York, Mỹ), giấc mơ thường phản ánh lại những gì đã diễn ra trong ngày. Điều này khiến một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng những giấc mơ và giấc ngủ REM (rapid eye movement) rất cần thiết để tăng cường trí nhớ và chức năng nhận thức.

Giấc ngủ REM (REM Sleep) là một trong bốn giai đoạn mà não bộ thường trải qua khi ta ngủ. Chúng ta thường bước vào giấc ngủ REM tầm 90 phút đầu tiên sau khi chìm vào giấc ngủ. Những giấc mơ chủ yếu diễn ra trong giai đoạn này.

Viện Y học giấc ngủ Hoa Kỳ gọi ác mộng là "những giấc mơ sống động, thực tế, và nhiễu loạn và gây ra cảm xúc lo lắng, sợ hãi hay kinh hoàng".

Việc gặp ác mộng thường xuyên có thể dẫn đến chứng mất ngủ, trầm cảm và các hành vi tự sát. Vì thế, hãy thử áp dụng 10 cách sau đây để tránh gặp ác mộng và cải thiện giấc ngủ.

Thường gặp ác mộng, hãy thử 10 cách này - Ảnh 2.

Áp dụng bài tập thư giãn cơ bắp có thể giúp giảm bớt các cơn ác mộng - Ảnh: Shutterstock

Tạo thói quen ngủ lành mạnh

Ác mộng thường xuất hiện trong giấc ngủ REM, thời điểm mà cơ bắp thư giãn và ta bắt đầu mơ. Tỉnh dậy trong giấc ngủ REM có thể khiến chúng ta nhớ lại những cơn mơ và rơi vào trạng thái lo âu.

Vì thế, một trong những cách hữu hiệu hạn chế gặp ác mộng ở người trưởng thành là giúp họ ngủ ngon hơn để tránh thức giấc giữa chừng, Hãng thông tấn CNN dẫn lời Jennifer Martin, giáo sư y khoa tại Trường Y khoa David Geffen, Đại học California, cho hay.

Để có giấc ngủ ngon, cần tạo ra thói quen ngủ lành mạnh bằng cách tập thể dục, thiết lập thời gian ngủ và thức đều đặn, đảm bảo phòng của bạn tối và mát mẻ, tránh sử dụng đồ uống kích thích sau buổi chiều và tham gia các hoạt động thư giãn.

Tránh đồ uống có cồn

Theo giáo sư Martin, sử dụng đồ uống có cồn có thể gây ra tình trạng bồn chồn và thức giấc suốt đêm, điều này có khả năng khiến ta nhớ lại những cơn ác mộng.

Nhiều người chuộng đồ uống có cồn để thư giãn và dễ ngủ vào cuối ngày, nhưng đây không phải là một cách hay. Thay vào đó, chúng ta có thể uống trà thảo mộc hay các thức uống khác có lợi cho giấc ngủ, Martin chia sẻ.

Tránh ăn sát giờ ngủ

Ăn vặt có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, khiến não hoạt động nhiều hơn và khiến ta gặp phải ác mộng. Vì thế, chúng ta nên ăn tối ít nhất 2-3 giờ trước khi đi ngủ, theo tổ chức National Sleep Foundation.

Xem lại các loại thuốc đang dùng

Nếu ta nhận ra mình bắt đầu gặp ác mộng hay gặp ác mộng nhiều hơn sau khi thay đổi loại thuốc đang dùng thì hãy báo cho bác sĩ ngay để điều chỉnh lịch uống thuốc hoặc tìm phương pháp thay thế, giáo sư Martin cho hay.

Thực hành các bài tập giảm stress

Áp dụng bài tập thư giãn cơ bắp bằng cách siết chặt các nhóm cơ khi hít vào và thả lỏng khi thở ra có thể giúp giảm bớt các cơn ác mộng.

Ghi lại những nỗi lo âu

Hãy ghi vào nhật ký những điều khiến chúng ta lo lắng. Thói quen này khá hữu ích trong việc tránh gặp phải ác mộng và căng thẳng, nhà tâm lý học Tal chia sẻ.

Thường gặp ác mộng, hãy thử 10 cách này - Ảnh 3.

Những gì chúng ta xem vào buổi tối có thể xuất hiện trong giấc ngủ, thế nên hãy dành năng lượng cho những điều tích cực để có giấc ngủ ngon - Ảnh: Shutterstock

Tránh xem phim, truyện kinh dị trước giờ ngủ

Những gì chúng ta xem vào buổi tối có thể xuất hiện trong giấc ngủ, thế nên hãy dành năng lượng cho những điều tích cực để ngủ ngon giấc hơn, Martin nói.

Viết lại đoạn kết cho giấc mơ

Đối với những ai hay gặp ác mộng, phương pháp diễn tập tưởng tượng (imagery rehearsal therapy) có thể giúp giảm các cơn ác mộng. Phương pháp yêu cầu người gặp ác mộng ghi lại giấc mơ của mình và viết lại một kết cục có hậu hơn cho giấc mơ đó.

Bằng cách luyện tập phương pháp này vào ban ngày, chúng ta có khả năng sẽ mơ đẹp vào ban đêm hơn, thay vì gặp ác mộng, Tal cho hay.

Dùng "tiếng ồn trắng"

Yên tĩnh là yếu tố quan trọng để tạo nên thói quen ngủ lành mạnh. Thế nhưng đối với những người không thích sự yên tĩnh tuyệt đối hay người dễ bị giật mình do tiếng ồn bất thình lình giữa đêm, thì "tiếng ồn trắng" từ quạt máy hay các thiết bị khác có thể khiến họ ngủ ngon hơn, Martin nói.

Kiểm tra sức khỏe tinh thần

Nếu đã áp dụng những cách nêu trên mà vẫn gặp ác mộng, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra xem bạn có đang mắc các chứng rối loạn lo âu hay không, vì việc gặp ác mộng là một trong những dấu hiệu của các hội chứng này, Tal cho hay.

Ngáy, rối loạn giấc ngủ và những dấu hiệu không tốt cho sức khỏe

Ngáy, khịt mũi, trở mình liên tục, chợt thức giữa đêm, rối loạn giấc ngủ.... đều là những dấu hiệu cho thấy một giấc ngủ không ngon, có thể chỉ dấu không tốt cho sức khỏe.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar