Thương bầy cun cút nhỏ…

Trung tuần tháng 2-2025, làng chụp ảnh chim hoang dã Việt Nam lao xao đổ về Bà Rịa để chụp ảnh con Cun cút nhỏ (Small Buttonquail).

Rất nhiều tay máy nổi tiếng từ cả chục năm nay, vẫn mơ ước một ngày nào đó có được bức ảnh loài chim này trong bộ sưu tập…

Thương bầy cun cút nhỏ… - Ảnh 1.

Cun cút nhỏ mới nở. Ảnh: Hiếu Lê

Thương bầy cun cút nhỏ… - Ảnh 2.

Gần 2 năm trước, Nguyễn Phố, một ông thầy dạy vật lý cấp III, người đã từ giã nghiệp giáo để đi theo tiếng gọi chim hoang dã và trở thành một nhân vật nổi tiếng trong làng nhiếp ảnh, kể chuyện anh đã vô cùng vất vả để đi tìm chụp con Cun cút nhỏ này ở Bà Rịa năm 2021.

Cun cút nhỏ là loài có kích thước nhỏ nhất trong nhóm cút, con trưởng thành chỉ dài chừng 13cm (từ mỏ đến đuôi), chỉ nhỉnh hơn gà con mới nở chút xíu.

Đây là loài mà chim mái đẻ trứng xong là… rong chơi, việc ấp trứng, chăm sóc con do chim trống đảm nhận hoàn toàn. Và khác với đa số các loài chim khác, con Cun cút nhỏ mái đẹp hơn, to hơn con trống.

Thương bầy cun cút nhỏ… - Ảnh 3.

Nghe Nguyễn Phố báo về sự xuất hiện của Cun cút nhỏ, tôi nhờ anh sắp xếp để cùng đi chụp ảnh nó.

Mỗi chuyến đi như thế này chỉ tối đa 3 người, bắt đầu từ lúc 15h, để có thể chụp được ảnh nó vào tầm 16h30, giờ nó thường ra khỏi nơi ẩn nấp - một cánh đồng cỏ úa rộng mênh mông để đi kiếm ăn.

Phố dựng lều ngụy trang để chúng tôi vào đó ngồi yên "phục kích" Cun cút nhỏ. Phố kể anh đã mất chục ngày đi tìm Cun cút nhỏ hồi năm 2021, khi nơi đây vẫn là một cánh đồng cỏ vô cùng lớn.

Thương bầy cun cút nhỏ… - Ảnh 4.

Cánh đồng cỏ lớn này thuộc dự án Khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức-Bà Rịa. Dự án này có từ lâu, nhưng vài năm gần đây được xây dựng cấp tập. Anh nghĩ sang năm 2026 cánh đồng cỏ này sẽ không còn, vì thế năm nay sẽ là cơ hội cuối để các nhiếp ảnh gia chim hoang dã có thể chụp được ảnh Cun cút nhỏ ở Bà Rịa.

Mùng 4 Tết, Nguyễn Phố bắt đầu đi tìm lại con chim nhút nhát này. Anh lần mò đi tìm lại con đường mòn mà con chim hay đi, săm soi tìm vết chân nó, dựa vào sinh cảnh quen thuộc mà nó sinh sống.

Sau 10 ngày dò dẫm, cuối cùng anh đã tìm ra. Tìm thấy rồi, anh phải mai phục thêm cả tuần nữa để nắm bắt thói quen của bầy Cun cút nhỏ. So với nơi mà anh đã chụp hồi 2021, nơi sống của bầy cun cút nhỏ cách nơi cũ vài trăm mét.

Phía bên phải của bãi cỏ mà Cun cút nhỏ ra kiếm ăn, cách chừng 300m, một dãy nhà máy đang được xây dựng rầm rập.

Thương bầy cun cút nhỏ… - Ảnh 5.

Gần 5h chiều, Phố thì thào: "Nó ra nghe anh, bên tay trái!". Dõi mắt theo hướng Phố chỉ, tôi thấy một con Cun cút nhỏ thập thò trong cỏ. Dò dẫm từng bước một, con chim bé xíu quay ngang quay dọc liên tục để nghe ngóng.

Khi đã ra khỏi hẳn trảng cỏ, thân hình bé xíu của nó nằm bẹp xuống, như lết đi, như để cố thu mình lại cho nhỏ hơn nữa.

Chỉ đến khi phát hiện đám sâu, cái bụng đói mới làm nó bạo dạn hơn, chạy tới chạy lui liên tục, đào bới tìm thức ăn.

Trong vòng một giờ đồng hồ, có ba con Cun cút nhỏ xuất hiện, ra vào kiếm ăn được ba lần.

Tôi bấm máy chụp hơn 3.000 tấm. 18h, mặt trời đã lặn, bóng tối âm u bao trùm trảng cỏ, nơi bầy Cun cút nhỏ trú ngụ.

Thương bầy cun cút nhỏ… - Ảnh 6.

Khu công nghiệp Sonadezi đang rầm rập thi công, và trảng cỏ lớn là nơi trú ngụ của bầy Cun cút nhỏ. Ảnh: H.T.

Thương bầy cun cút nhỏ… - Ảnh 7.

Trên đường về, suốt 90km, đầu tôi cứ vấn vương mãi với bầy Cun cút nhỏ. Đương nhiên, vì cuộc sống con người, những khu công nghiệp vẫn cứ phải mọc lên. Nhưng có cách nào dung hòa được lợi ích của con người với muôn loài trong thiên nhiên?

Tôi không khỏi nhớ về một câu chuyện nổi tiếng ở New Zealand năm 2016, về một cặp chim bắt sò đến đẻ trứng ngay trên bãi tắm của bãi biển Maungamu.

Chính quyền địa phương đã quyết định làm một hàng rào tôn rộng lớn, cao 3m, che chắn cho đôi vợ chồng chim bắt sò, giúp nó yên tâm ấp trứng cho đến khi nở con.

Câu chuyện này đã lan truyền, thu hút du khách đến với bãi biển này ngày càng đông hơn. Đơn giản bởi người ta đến cũng vì mối thiện cảm với địa phương này - nơi đã ngay lập tức hành động để bảo vệ một đôi chim bắt sò.

Thương bầy cun cút nhỏ… - Ảnh 8.

Cách đây hơn tháng, khi nghe tin có một đàn sếu đầu đỏ 7 con bay về Tràm Chim, GS Trần Triết cùng chuyên gia điểu học Nguyễn Hoài Bảo đã rủ tôi về đó để tìm xem sếu chỉ bay ngang hay đã thật sự trở về. GS Trần Triết, thành viên Hội sếu thế giới, đảm trách chương trình Sếu đầu đỏ ở Đông Nam Á, kể chuyện ở Tràm Chim hồi thập niên 1980.

Hồi ấy, sếu về nhiều và bị con người bắt cũng nhiều vô kể. Những năm sau đó, sự phát triển nông nghiệp bằng mọi giá, bất chấp tác hại của thuốc diệt cỏ, trừ sâu… đã đẩy đàn sếu rời Việt Nam, để rồi bây giờ phải xây dựng hẳn một chương trình tốn hàng trăm tỉ đồng để gầy dựng lại đàn sếu - bởi sự xuất hiện của nó chính là chỉ dấu về một nền nông nghiệp sạch.

Thương bầy cun cút nhỏ… - Ảnh 9.

Chim Oanh cổ xanh (Red-spotted Bluethroat) đến Bà Rịa trú đông. Ảnh: H.T.


Thương bầy cun cút nhỏ… - Ảnh 10.

Năm 2021, Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) đã giới thiệu những thành phố mẫu mực trong nỗ lực "hoang dã hóa" nhằm khôi phục đa dạng sinh học (Urban Rewilding) - một xu hướng văn minh, cần thiết và phù hợp với tương lai bền vững của con người.

Những TP đó là Singapore, Nottingham (Anh), Haerbin (Trung Quốc), Dublin (Ireland), Sydney, Melbourne (Úc), Hanover, Frankfurt, Dessau (Đức), New York City (Mỹ), Barcelona (Tây Ban Nha)… đều đã rất chủ động và nỗ lực trong việc tạo ra những khu vực dành riêng cho các loài thực - động vật bản địa sinh sống và phát triển.

Thương bầy cun cút nhỏ… - Ảnh 11.

Tôi chỉ biết ước, giá mà các nhà quản lý Khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức-Bà Rịa mời các nhà khoa học tới, khảo sát di dời bầy Cun cút nhỏ đi nơi khác sinh sống, câu chuyện đó sẽ giúp họ xây dựng một hình ảnh tích cực, rất có thể còn hiệu quả hơn nhiều so với việc chi tiền quảng cáo để thu hút nhà đầu tư.

------------------------------------------------------------------------------

HUY THỌ
VÕ TÂN

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng