13/11/2017 10:12 GMT+7

Thuốc nào chữa được bệnh hoài nghi?

KHÁNH HƯNG
KHÁNH HƯNG

TTO - Theo bạn đọc Khánh Hưng, hoài nghi là "căn bệnh tinh thần" của thời đại này. Vậy, thuốc nào trị được bệnh hoài nghi để chúng ta không thấy mình vô cảm?

Thuốc nào chữa được bệnh hoài nghi? - Ảnh 1.

Đọc câu chuyện "Không giúp người khác cóphải tôi là người vô cảm?" của bạn Hùng Thoa trên Tuổi Trẻ Online tôi thấy hình ảnh của mình trong đó: Từng sợ "giúp người mang vạ", sợ bị lừa, sợ đủ thứ khi ra đường gặp người lạ. 

"Hoài nghi là một "căn bệnh tinh thần" của thời đại này. Và đương nhiên, nó có thể chữa được, bằng "đơn thuốc" rất đơn giản: Thấy việc tốt cứ làm, đừng đắn đo nữa".

kHÁNH HƯNG

Và sau mỗi nỗi sợ đó, tôi từng chọn giải pháp "an toàn", tìm cách tránh né, không giúp đỡ người khác, và cũng từng dằn vặt, hối hận, thất vọng. Tôi nghĩ đó là cảm xúc chung của nhiều người, nhất là sống ở thành phố và giữa thời đại "tiếng dữ đồn xa" này.

Đó là cảm giác của sự hoài nghi, lòng toan tính và nỗi sợ những tai bay vạ gió vào mình. Ai mà chẳng sợ? Nhưng phải chăng chúng ta đang bị "cuốn theo chiều gió" của lòng hoài nghi về con người và cuộc đời như thế? 

Để rồi chúng ta chối từ giúp đỡ người khác, tự thấy mình dằn vặt, thất vọng nhưng rồi cho qua. Và ngày qua ngày chúng ta lại thờ ơ với nhau xem như không phải phận sự của mình?

Chúng ta không có lỗi với ai cả khi không giúp một người lạ ngoài đường. Nhưng khi chúng ta từ chối việc giúp đỡ người khác, thì đó là lúc chúng ta có lỗi với chính mình: Lỗi để mỗi ngày mình vô tình đi một chút.

Chúng ta là loài sinh vật hoài nghi và toan tính nhất trong số các loài sinh vật trên trái đất này. Chúng ta muốn mọi thứ đều hoàn hảo: giúp đỡ người khác nhưng phải dừng lại đắn đo xem mình có bị mất mát thứ gì đó không? 

Và khi thấy một điều gì đó "không ổn" chúng ta chọn cách lánh mặt, lạnh lùng bước đi. Suy cho cùng đó là sự ích kỷ.

Tôi không trách bạn Hùng Khoa trong câu chuyện của bạn, mà tôi khâm phục bạn dám nói lên những tâm sự mà nhiều người thường tìm cách giấu nhẹm đi. Tôi cũng từng giấu đi những việc làm như thế. 

Nhưng rồi tôi cũng vì chính dằn vặt với bản thân mà đi đến quyết định: Không thể thờ ơ mãi thế được. Bởi tôi sợ hoài nghi và lạnh lùng với người khách chính là nguồn cơ của sự vô cảm sau này. Tôi sợ bỏ qua cơ hội giúp người khác một lần thì không sao, nhưng bỏ qua vài lần sẽ tạo thói quen xấu.

Thời đại số này với mạng xã hội, với báo lá cải, tin tức giả theo tôi đó chính là chất xúc tác cho lòng hoài nghi bùng nổ. Vốn dĩ những chuyện xấu ngoài đời không đến nỗi… xấu như thế nhưng lên mạng thì được thổi phồng một thành mười. 

Bạn hẳn còn nhớ chuyện Hương mắt lồi, hay hủ tiếu Sài Gòn có chuột chứ? Đó chính là những thứ làm lòng ta thêm hoài nghi, lo sợ và cuối cùng từ chối giúp đỡ người khác ngoài đường.

Chúng ta thường nói với nhau: Thời buổi này làm người tốt thật khó! Đúng hơn, theo tôi phải rằng: Làm người tốt thời nào cũng khó, dù trong phim hay ngoài đời cũng vậy cả. Nhưng đó là cái đích mà xã hội đang hướng đến: người với người sống để yêu nhau.

Làm người tốt bao giờ cũng khó hơn làm người xấu, đó là câu khẳng định. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta tự cho mình buông xuôi, an phận được. 

Với tôi, khi ra đường giúp được ai đó một điều gì thấy lòng mình phấn khởi lắm. Đơn giản như việc chạy theo xe của bà chị đi trước để la lên: "Chị, chân chống kìa, té đó". Những lúc như thế tôi thấy mình như trút được cục tạ ngàn cân của sự hoài nghi, thấy lòng mình nhẹ nhàng. Còn nếu không làm được tôi thấy mình dằn vặt lắm!

Chúng ta sinh ra vốn tính thiện (nhân chi sơ tính bản thiện), nhưng lớn lên, vào đời va đập nhiều, lo lắng cơm áo gạo tiền nhiều, đâm ra hoài nghi nhiều. Và khi hoài nghi chúng ta thường buông bỏ hướng đi về phía tốt, chọn tránh mặt, vì thế càng lớn chúng ta càng mất đi tính thiện vốn sẵn đó.

Tôi phải khẳng định với bạn Hùng Khoa rằng bạn không phải con người vô cảm đâu. Bởi lòng bạn còn dằn vặt, còn thất vọng và tự vấn chính mình về những điều mình muốn mà không dám làm. Bạn chỉ là nạn nhân của thời đại này: Thời buổi hoài nghi. Và phải chăng hoài nghi là khởi nguồn cho sự vô cảm ở một ngày không xa?

Và theo tôi, hoài nghi là một "căn bệnh tinh thần" của thời đại này. Và đương nhiên, nó có thể chữa được, bằng "đơn thuốc" rất đơn giản: Thấy việc tốt cứ làm, đừng đắn đo nữa. Hãy như chú của bạn Hùng Khoa nói một câu rất hay: "Giờ làm người tốt khó lắm cháu ạ. Nhưng dù sao, nếu gặp chuyện tương tự, chú vẫn sẽ giúp người".

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn suy nghĩ gì đề điều này. Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn bạn!

KHÁNH HƯNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắp thêm ba ga trên nóc ô tô có bị xử phạt?

Lắp thêm ba ga trên nóc ô tô có thể bị xử phạt nếu việc lắp đặt làm thay đổi kết cấu, hình dáng hoặc kích thước của xe so với thiết kế ban đầu.

Lắp thêm ba ga trên nóc ô tô có bị xử phạt?

Xem bản đồ số 94 xã phường, đặc khu ở Đà Nẵng với nơi làm thủ tục hành chính

Người dân có thể xem bản đồ ranh giới hành chính và địa chỉ trụ sở trung tâm phục vụ hành chính công phường, xã, đặc khu mới hình thành ở Đà Nẵng trên bản đồ số một cách dễ dàng.

Xem bản đồ số 94 xã phường, đặc khu ở Đà Nẵng với nơi làm thủ tục hành chính

Nước sông Hồng chảy xiết, tạm dừng vận hành phà quân sự ở Phong Châu

Sông Hồng đoạn qua khu vực cầu Phong Châu chảy xiết, Lữ đoàn Công binh 249 tạm dừng phục vụ người dân qua sông bằng phà quân sự.

Nước sông Hồng chảy xiết, tạm dừng vận hành phà quân sự ở Phong Châu

Phát sinh nhu cầu giải quyết vấn đề liên xã, ai sẽ chịu trách nhiệm điều phối?

Bộ Nội vụ nêu rõ căn cứ theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Phát sinh nhu cầu giải quyết vấn đề liên xã, ai sẽ chịu trách nhiệm điều phối?

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Nên dời ga tàu hỏa để giảm kẹt xe ở nội đô TP.HCM

Thông tin đường sắt giao cắt đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, quốc lộ 13 gây kẹt xe triền miên (Tuổi Trẻ Online 28-6) đã nhận được nhiều phản hồi và gợi ý giải pháp từ bạn đọc.

Nên dời ga tàu hỏa để giảm kẹt xe ở nội đô TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar