11/11/2017 15:00 GMT+7

Không giúp người khác, có phải tôi là người vô cảm?

HÙNG THOA
HÙNG THOA

TTO - Làm sao tôi có thể yên tâm giúp người mà không bị ăn quả lừa? Trong thời buổi mọi thứ đều có thể nghi ngờ đã khiến người ta đối xử tàn nhẫn với nhau? Có khi nào bạn thấy mình vô cảm?

Không giúp người khác, có phải tôi là người vô cảm? - Ảnh 1.

Hàng loạt câu hỏi như vậy đã được bạn đọc Hùng Thoa gởi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo và mong được chia sẻ.

"Nhớ lại, mấy năm trước có lần trên đường đi làm, một bà cụ khoảng 70 gọi: "Cô ơi, cô cho tôi ngồi nhờ một đoạn. Tôi ra đường Nguyễn Trãi để bắt xe buýt". Tôi lưỡng lự nhìn quanh và nghĩ: "Có khi nào mình bị lừa không nhỉ?".

"Làm sao để tôi có thể phân biệt, nhận diện được người nào thật, người nào giả trong dòng người kia? Làm sao tôi có thể chắc chắn giúp người mà không phải e ngại, không phải sợ bị lừa? Vì sao giờ đây ra đường, tôi luôn ở thế sợ hãi khi phải giúp đỡ người khác? Tự khi nào trong tôi cứ vơi dần vì muốn yên thân, vì không muốn "ăn quả lừa"?

Hùng Thoa

Khi đó, không hiểu sao tôi từ chối bà cụ với lý do đang vội. Nhưng thực ra, trong đầu tôi khi đó tồn tại hai suy nghĩ: hoặc bà cụ còn có "đồng bọn"; hoặc chở người già biết đâu sẽ thành vạ "không phải đầu cũng phải tai".

Một lần khác, khi đang đứng chờ đèn đỏ trên đường cắt Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng - Khâm Thiên - Xã Đàn, có hai phụ nữ đi xe máy hỏi đường đến bệnh viện Việt Đức. Một người bên cạnh lắc đầu nói không biết.

Rồi người phụ nữ ngồi sau quay ra hỏi tôi. Khi ấy, không hiểu sao tôi cảm thấy rất bối rối. Nhớ lại những lần đọc trên báo, mạng rằng nhiều người giả vờ hỏi đường để đánh thuốc mê để cướp xe, cướp đồ. Tự nhiên tôi cũng vội trả lời: không biết và quay mặt đi vì sợ chạm ánh mắt của họ sẽ bị thôi miên.

Hôm đó, về cơ quan, không hiểu sao tôi cảm thấy rất buồn, có một chút thất vọng. Tôi không cắt nghĩa được hành động của mình.

Tại sao mình không chỉ đường cho người ta? Vì biết đâu người đó ở tỉnh lên Hà Nội, không biết đường thật thì sao? Nhưng rồi một ý nghĩ khác lại lóe lên, có khi nào họ giả vờ để lừa tôi?

Đem chuyện đó chia sẻ với mọi người trong phòng làm việc. Thật bất ngờ khi cả 9 người trong phòng tôi đều đồng ý với sự thờ ơ của tôi. Có ý kiến cho rằng: "Giờ ra đường làm người tốt khó lắm". Người khác nói: "Chẳng tin ai được đâu, cứ phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, cho yên thân"…

Tôi có người chú, cũng lớn tuổi từng bị hiểu lầm. Thấy một bà cụ bị ngã trên đường, chú tôi dừng xe đỡ cụ dậy, cùng mọi người đưa cụ vào bệnh viện gần đó. Nhưng sau đó, không hiểu thế nào, con cháu cụ đến lại đổ vạ cho chú tôi tông xe làm ngã cụ, phải đền tiền…

Tôi vẫn nhớ lời chú tôi nói: "Giờ làm người tốt khó lắm cháu ạ. Nhưng dù sao, nếu gặp chuyện tương tự, chú vẫn sẽ giúp người".

Cho đến hôm qua, khi đang đi chợ về. Khi đó, tôi có cầm theo chiếc ví và điện thoại. Có một người phụ nữ ngoài 50 tuổi đeo chiếc balô đã cũ, một tay xách chiếc túi đựng rau. Người phụ nữ ấy gọi: "Cô ơi, bấm số gọi con gái bác ra đón giúp bác với".

Tôi chưa kịp nói gì thì bà nói tiếp: "Con gái bác dặn là gọi vào số này". Vừa nói, bà vừa chìa ra trước mắt tôi tờ giấy hơi nhàu nhĩ có ghi số điện thoại.

Nửa tin nửa ngờ, khi ấy tôi cảm thấy rất băn khoăn. Tôi nghĩ đến những chiếc điện thoại có tẩm thuốc mê. Tôi nghĩ đến những chiêu lọc lừa trên mạng với những chiêu tắt điện thoại, gọi điện thoại tương tự.

Rồi tự nhiên tôi nói: "Xin lỗi bác, cháu đang vội". Tôi rảo bước đi thật nhanh. Tĩnh tâm chút, một cảm giác thất vọng trào dâng.

Tôi thất vọng mình tại sao lại thờ ơ đến thế? Biết đâu người phụ nữ kia không phải là người lừa lọc như tôi từng đọc trên báo mạng? Biết đâu bác ấy già, không thạo dùng điện thoại thật? Có khi nào bác ấy đúng là đang cần gọi cho con gái ra đón? Nếu ai cũng thơ ơ, không sẵn lòng giúp như tôi, không biết bác ấy đã gọi được cho con gái chưa?

Bao nhiêu lời "biết đâu", tôi tự trách mình lo lắng, phòng vệ thái quá. Nghĩ đến gương mặt người phụ nữ đang cần nhờ gọi cho con gái vì mắt kém, không biết bấm số, tự nhiên tôi cảm thấy dằn vặt kinh khủng. Nhiều lần không dũng cảm giúp người trên đường là bấy nhiêu lần tôi cảm thấy buồn, thất vọng, dằn vặt ghê gớm.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn suy nghĩ gì đề điều này. Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn bạn!

HÙNG THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Ông Lương Kim Sơn - trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy - được tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động

Từ ngày 1-7, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Nhà Bè (TP.HCM) chính thức hoạt động. Chỉ trong 7 ngày đầu vận hành, trung tâm đã tiếp nhận tổng cộng 1.321 lượt người dân đến nộp hồ sơ thủ tục hành chính.

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Theo Luật Nhà giáo mới, nhiều người được về hưu sớm nhưng có những người mong muốn cống hiến sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn.

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Du khách gặp tai nạn dù lượn trên bán đảo Sơn Trà có mua bảo hiểm, cam kết miễn trừ trách nhiệm

Du khách gặp tai nạn dù lượn trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng có thực hiện khai báo thông tin tại chốt kiểm soát, mua bảo hiểm tai nạn, ký cam kết miễn trừ trách nhiệm.

Du khách gặp tai nạn dù lượn trên bán đảo Sơn Trà có mua bảo hiểm, cam kết miễn trừ trách nhiệm

Đà Nẵng không cử cán bộ đi công tác nước ngoài quá 2 lần trong năm

Đà Nẵng không cử cán bộ đi công tác nước ngoài quá 2 lần trong 1 năm trừ một số trường hợp.

Đà Nẵng không cử cán bộ đi công tác nước ngoài quá 2 lần trong năm

Sau 1 năm sống tạm bợ, người dân được cấp đất tái định cư nhưng vẫn chưa thể xây nhà

Đầu tháng 7, 6 hộ dân ở thôn An Lợi, xã Triệu Bình (Quảng Trị) đã nhận đất tái định cư sau hơn một năm sống tạm bợ trong trường học cũ do bị giải tỏa bởi dự án đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Sau 1 năm sống tạm bợ, người dân được cấp đất tái định cư nhưng vẫn chưa thể xây nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar