29/11/2016 12:34 GMT+7

Thuốc làm đau lòng người

VÕ TRUNG DUNG
VÕ TRUNG DUNG

TTO - Nước Pháp đang vào mùa đông, cũng là mùa của cảm cúm, sụt sịt. Vậy mà cuốn sách mới tái bản của hai giáo sư Philippe Even và Bernard Debré lại khiến người ta nóng ran người.

Hai giáo sư Philippe Even (trái) và Bernard Debré - tác giả cuốn sách về thuốc Ảnh: AFP

Cuốn sách mang tựa Sổ hướng dẫn về 4.000 loại thuốc hữu ích, vô ích hoặc nguy hiểm từng bán được hơn 160.000 bản trong lần ra mắt đầu tiên vào năm 2012.

Lần này không còn là mới nữa nhưng vẫn tiếp tục khiến dư luận chú ý bởi sau bốn năm, trước những cảnh báo như thế của hai vị giáo sư y khoa thì mọi chuyện vẫn y nguyên.

Chẳng hạn so với cuốn sách xuất bản bốn năm trước, lần này hai tác giả đã nghiên cứu tăng thêm 200 loại thuốc và thấy rằng chỉ có khoảng 50 loại trong đó là “có ích” theo đúng nghĩa.

Mà đó là những chuyện sát sườn và nghiêm trọng với sức khỏe con người mới chết: 1/3 số thuốc kê đơn cho người bệnh tại Pháp hiện nay là “không có hiệu quả”, 1/4 bị kê quá đáng và 5% số thuốc đang lưu hành có nguy cơ gây nguy hại cho sức khỏe hơn là trị được bệnh.

Thật ra, trong cuốn sách hai tác giả cũng đề cập đến tính hữu ích và hiệu quả của nhiều loại thuốc uống đã được phép lưu hành trong điều trị. Chẳng hạn GS Even đã ghi nhận những tiến bộ đáng kể trong việc điều trị ung thư.

Nhưng hai tác giả cũng mổ xẻ không thương tiếc việc kê toa của giới bác sĩ, đồng thời dẫn ra những bằng chứng cụ thể và rất thời sự.

Như trong thời tiết này, họ cho biết loại thuốc chống nghẹt mũi đang bán rộng rãi ở Pháp thật ra có chứa thành phần pseudoephedrine nguy hại cho sức khỏe con người.

Về chuyện này, bác sĩ Bernard Plédran cũng xác nhận: “Thực tế là từ nhiều năm qua, các nhà dược lý học đã cảnh báo rằng tất cả các loại thuốc trị chảy mũi hiện nay đều nguy hiểm, có những tác dụng phụ ảnh hưởng lên tim và có thể dẫn đến chết người.

Dẫu nguy cơ đó là hiếm nhưng không thể xem thường, bỏ qua. Vậy mà các loại thuốc đó vẫn được bán rộng rãi.

Và chúng ta cũng cần thấy một nghịch lý là các loại thuốc đó đã bị bác sĩ ngưng kê đơn cho bệnh nhân vì nguy hiểm, nhưng chúng lại được cho phép bán tự do ngoài hiệu thuốc”.

Cái nghịch lý mang tính hệ thống đó hoàn toàn được tính toán chi li ra bằng tiền. Hai tác giả của cuốn sách xoáy sâu vào những lĩnh vực chữa trị đang bị dùng thuốc kiểu kém hiệu quả nhất.

Đứng đầu là tai - mũi - họng với tỉ lệ “không hiệu quả” lên đến 78%; kế đến là dạ dày - ruột với 62% và phổi lên đến 59% (chưa tính các bệnh ung thư và viêm phổi).

Họ cũng khuyến nghị nên rút 50 loại thuốc trị ho khỏi thị trường hiện nay và 22 trong số 23 loại thuốc làm tiêu niêm dịch trong điều trị hen phế quản vì chúng “chẳng có tác dụng gì”.

Bác sĩ Bernard Plédran còn bổ sung: “Có thể nói thêm với loại thuốc trị bệnh mất trí nhớ Alzheimer vì loại thuốc này rất đắt tiền, gây tốn kém cho xã hội. Tất cả chúng ta đều biết rằng các loại thuốc đang được cho phép lưu hành trong điều trị bệnh này thật ra đều không có hiệu quả gì, thậm chí còn nguy hiểm cho tim mạch. Vậy mà chúng vẫn cứ được bảo hiểm bồi hoàn 100%. Cần phải chấm dứt ngay chuyện này!”.

Điều cốt lõi mà hai tác giả cuốn sách gây đình đám muốn nhấn mạnh là hãy ngưng các loại thuốc “không tác dụng”, thuốc nguy hiểm và cũng để tránh hao tổn vô ích cho xã hội.

GS Philippe Even đã nêu ra những con số rất cụ thể trên Đài RTL: “Người dân Pháp đang phải tiêu tốn 10 - 12 tỉ euro mỗi năm mà không được gì cả”.

Bác sĩ Plédran còn cảnh báo thêm về tình trạng “bóp méo thông tin” liên quan các loại thuốc. “Là bác sĩ, khi muốn kiểm tra thông tin về nguồn gốc, tính hiệu quả của một loại thuốc nào đó tôi còn thấy khó.

Khi người ta muốn tự chữa bệnh bằng cách tra cứu thông tin về thuốc điều trị trên mạng Internet thì thật là tai họa.

Để kiểm tra nguồn gốc và tính hiệu quả của thuốc trên Internet quả thật rất khó. Bất kỳ ai cũng có thể viết bất kỳ điều gì trên mạng, kể cả các hãng dược cũng có thể làm điều đó.

Chẳng hạn ta có thể thấy một số cái gọi là hội bệnh nhân chi đó luôn ngợi ca các loại thuốc mới. Đọc qua cũng thấy mùi của các hãng dược đứng sau đó” - bác sĩ Plédran chỉ rõ.

Vận động hành lang

Hai tác giả cảnh báo hiện tượng thuốc kém hiệu quả và độc hại vẫn được lưu hành là do các tập đoàn dược tiến hành hoạt động vận động hành lang quá dữ dội.

Bác sĩ Plédran cho biết: “Ở Pháp cũng như trên thế giới, các nhóm vận động hành lang của ngành dược có sức mạnh ghê gớm. Họ cực kỳ hiệu quả.

Trong ngành dược, dĩ nhiên mọi người đều hiểu phải có mức độ nguy cơ, dĩ nhiên ở mức phải nhỏ nhất, nhưng giới bán thuốc bất chấp những tác dụng phụ có thể xảy ra và cứ nhắm mắt mà bán, chẳng hạn như loại thuốc trị chảy mũi cho hàng trăm ngàn người”.

“Cuốn sách đã đề cập đến nhiều vấn đề và trong đó có nhiều vấn đề đúng sự thật. Cuốn sách đã nhấn mạnh đến việc thuốc chữa bệnh không phải là một sản phẩm tiêu dùng như các thứ thông thường khác.

Bác sĩ Bernard Plédran (đại biểu vùng Aquitaine của Công đoàn bác sĩ đa khoa hàng đầu của Pháp)
VÕ TRUNG DUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar