23/03/2022 11:18 GMT+7

Thực hư việc phá bỏ cổng di tích cấp quốc gia ở Hải Dương

TIẾN THẮNG
TIẾN THẮNG

TTO - Cổng Nghi môn tại đền An Liệt thuộc xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đồng ý cho xây lại từ cuối năm 2018, nhưng vì khó khăn kinh phí nên đến nay cổng mới được làm tạm với kiến trúc đơn giản.

Thực hư việc phá bỏ cổng di tích cấp quốc gia ở Hải Dương - Ảnh 1.

Sau khi cổng Nghi môn cũ được hạ giải từ năm 2019, đến nay nguyên mẫu cổng cũ vẫn chưa được hoàn thiện - Ảnh: TIẾN THẮNG

Sau sự việc di tích quốc gia đình Tự Đông thuộc phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương bị xâm hại bởi "bích họa" được vẽ lên bức tường phía sau hậu cung và một phần tường bao đình Tự Đông, trên mạng xã hội thời gian gần đây tiếp tục lan truyền thông tin cùng hình ảnh cho rằng cổng Nghi môn tại di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đền An Liệt ở xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, Hải Dương bị phá bỏ hoàn toàn, thay thế bằng cổng mới sơ sài về nghệ thuật kiến trúc, không đúng nguyên mẫu.

Sau khi hình ảnh trước và sau trùng tu cổng đền An Liệt được lan truyền trên mạng, nhiều người cho rằng địa phương đã phá bỏ một công trình di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Tuy nhiên, lãnh đạo UBND xã Thanh Hải và nhiều người dân địa phương khẳng định cổng đền An Liệt không có độ tuổi lớn cùng với di tích, bởi trước kia, khu vực di tích vốn là đầm bãi, không có cổng. Sau này, cổng đền được người dân địa phương góp công sức xây dựng thêm.

Theo lãnh đạo UBND xã Thanh Hải, cổng Nghi môn của đền An Liệt nhìn có nét cổ kính nhưng thực ra mới được bà con nhân dân địa phương đóng góp để xây dựng cách đây khoảng 30-40 năm.

"Cổng Nghi môn trước kia được xây bằng vôi vữa, thấp hơn nền đường và bị xuống cấp, gây nguy hiểm cho người qua lại. Mọi người trong xã mấy năm trước có nguyện vọng tháo dỡ để phục dựng lại cho khang trang, đẹp hơn, nhưng vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc huy động kinh phí đang gặp khó khăn, tạm thời chưa có điều kiện làm lại như cũ", vị lãnh đạo xã Thanh Hải thông tin.

Thực hư việc phá bỏ cổng di tích cấp quốc gia ở Hải Dương - Ảnh 2.

Lãnh đạo xã Thanh Hải cho biết cổng hiện nay chỉ là làm tạm, khi huy động đủ kinh phí sẽ xây dựng cổng theo đúng nguyên mẫu cũ - Ảnh: TIẾN THẮNG

Theo Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hải Dương, trong hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo đền An Liệt đã được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch thỏa thuận tại công văn 5568 ngày 10-12-2018 thì Nghi môn đền An Liệt được thiết kế có kiến trúc kiểu chồng diêm 8 mái, gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ, đao tàu giéo góc, các góc mái đắp đao, kìm nóc theo nguyên mẫu trụ cổng Nghi môn cũ.

Tuy nhiên Nghi môn hiện nay được thi công tu bổ, tôn tạo theo kiểu tứ trụ, không mái và cánh cửa bằng kim loại.

Nguyên nhân của sự việc trên được lãnh đạo UBND xã Thanh Hải giải thích là do thiếu nguồn kinh phí nên chưa hoàn thiện theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Vũ Trường Sơn - trưởng phòng quản lý văn hóa di sản (Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hải Dương) - khẳng định Nghi môn đền An Liệt không cùng niên đại với di tích, nên mới được phép hạ giải để làm mới theo mẫu cũ.

Theo ông Sơn, khi đề xuất tôn tạo, tu bổ đền An Liệt, chính quyền xã có nêu phương án tự huy động vốn bằng nguồn xã hội hóa, nhưng có thể do mấy năm vừa rồi địa phương gặp khó khăn nên mới ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công trình.

Trước tình hình trên, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Hải Dương đã đề nghị UBND huyện Thanh Hà phối hợp chỉ đạo UBND xã Thanh Hải (là chủ đầu tư) huy động mọi nguồn lực để sớm thi công hoàn thiện hạng mục Nghi môn theo đúng hồ sơ được duyệt.

Xã Thanh Hải có ba thôn là An Liệt, Tiền Vĩ, Thừa Liệt. Nơi đây thờ năm vị thành hoàng (gọi là Ngũ vị Đại vương), trước đây được thờ ở Miếu Cả thuộc thôn Tiền Vĩ.

Tương truyền, miếu được xây dựng từ thời Hậu Lê (1427-1789), nay di tích còn một chuôi vồ nhỏ. Từ thời ấy, nhân dân thôn An Liệt muốn thờ các vị thành hoàng ngay tại khu vực mình nên mới xây đền An Liệt.

Qua nhiều lần trùng tu, đền hiện nay mang kiến trúc thời Nguyễn và năm 1995, đền An Liệt đã được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Hà Tây: Tự ý phá, sửa di tích quốc gia!

Vừa qua ông Huy Triệu, nguyên quán thôn Giang Làng, xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa, đã viết đớn tố cáo về việc một số công dân thôn Giang Làng tiến hành tháo dỡ hậu cung Đình Thanh Dương - di tích lịch sử quốc gia - trái Luật Di sản văn hóa. Chúng tôi đã xuống tận Giang Làng để tìm hiểu về vấn đề này.

TIẾN THẮNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar