04/08/2022 10:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thực hiện tự chủ đại học: 32,7% trường tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Báo cáo của Bộ Giáo dục và đào tạo tại hội nghị về tự chủ đại học năm 2022 ngày 4-8, tới nay có 32,7% trường đại học tư đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; 13,7% trường đảm bảo chi thường xuyên.

Thực hiện tự chủ đại học: 32,7% trường tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Xác định là giải pháp đột phá trong chiến lược nhằm thay đổi chất lượng giáo dục đại học, hệ thống đại học Việt Nam đã có một chặng đường 8 năm thực hiện tự chủ với nhiều khó khăn ban đầu, Hội nghị tự chủ đại học năm 2022 nhằm đánh giá những kết quả đạt được và bài học thực tiễn để tiếp tục giai đoạn mới. 

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh chủ trì hội nghị.

Con số đưa ra tại hội nghị cho thấy bắt đầu triển khai thí điểm từ năm 2014, đến nay theo báo cáo của Bộ GD-ĐT đã có 142/232 trường đại học đủ điều kiện tự chủ theo quy định của Luật giáo dục đại học (được sửa đổi, bổ sung năm 2018). Tới nay có 32,7% trường đại học tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; 13,7% trường đảm bảo chi thường xuyên.

Báo cáo từ các cơ sở đại học cho biết tổng thu của các cơ sở giáo dục đại học tự chủ tăng rõ rệt. Thu nhập bình quân tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý. Trong đó số giảng viên có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm tăng từ 19,4% lên 31,3%; thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,7% lên 5,9% sau 3 năm thực hiện tự chủ.

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, tính cạnh tranh của cơ sở đại học khi triển khai tự chủ được nâng cao hơn khiến cho các trường có nhiều động thái rõ rệt để xây dựng "thương hiệu". Cụ thể giảm quy mô đào tạo đại trà, tăng quy mô tuyển sinh các chương trình tiên tiến, đào tạo chất lượng cao và liên kết với nước ngoài, đào tạo bằng tiếng Anh.

Đến nay cả nước có 154/170 cơ sở đại học công lập đã thành lập hội đồng trường theo Luật số 34 và nghị định 99 (đạt 90,6%). Việc thành lập hội đồng trường tại các trường trực thuộc các bộ, ngành, địa phương đạt tỉ lệ 91,1%.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng tự chủ đại học là một cơ chế mới, phức tạp, cần đồng bộ của nhiều yếu tố, nhiều khâu, nhiều hoạt động, vì vậy trong quá trình triển khai thời gian qua vẫn có những vướng mắc, còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn, và đó cũng là điều khó tránh khỏi. 

Trong đó có những vướng mắc do hệ thống các văn bản pháp luật làm nền tảng cho việc triển khai còn những điểm chồng chéo, thiếu đồng bộ và nhất quán.

"Có khó khăn vướng víu do những thói quen cũ, cách nghĩ cũ, tư duy cũ, vướng mắc do sự chia sẻ và đón nhận từ xã hội có chuyển biến chưa đồng bộ và tương thích. Có cả những ngộ nhận về các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan tới tự chủ, có những trục trặc phát sinh trong quá trình chuyển đổi hệ thống và chuyển đổi của các đơn vị, các thành tố. 

Và cả những vấn đề nảy sinh từ các điều kiện để thực hiện tự chủ trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế - xã hội của Việt Nam trong hơn 30 năm qua", Bộ trưởng Kim Sơn nhận xét.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng việc thực hiện tự chủ vẫn còn có những hạn chế như ở nhiều trường chưa xác định rõ vai trò của hội đồng trường, tiềm ẩn nguy cơ xung đột quyền lực. Nhiều trường còn chưa được kiểm định. Đa số các cơ sở có điều kiện cơ sở vật chất, năng lực tài chính còn yếu, chưa tương xứng với quy mô người học ngày càng tăng.

Ông Sơn đặt ra 2 điểm cần khắc phục trong lộ trình tiếp theo. Thứ nhất là việc hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan tới tự chủ đại học để tránh xung đột, thiếu đồng bộ. 

Thứ hai là nâng cao mức chi từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, trong đó đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách theo hướng chi đặt hàng các trường đại học trong việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và chi trực tiếp cho người học.

3 thách thức lớn với tự chủ đại học

TTO - Tự chủ là xu thế tất yếu để thúc đẩy phát triển giáo dục đại học. Tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản, thách thức cần giải quyết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar