12/10/2017 10:18 GMT+7

Thua không phải vì đối thủ mà vì không chịu đổi thay

PHI TUẤN
PHI TUẤN

TTO - Hình ảnh cúi đầu chào khách đến mua xăng của từ giám đốc đến nhân viên cây xăng Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam quả thật trái ngược với các trạm xăng ở Việt Nam.

Sự khác biệt được thấy rõ từ chính xác đến 0,01 lít, sử dụng thẻ, phần mềm, chất lượng bảo đảm, thái độ phục vụ và nhất là yếu tố "uy tín" Nhật Bản.

Cú sốc, có thể gọi tên như vậy, nếu ta đặt trạm Idemitsu Q8 cạnh một trạm xăng đầy những vấn đề "tiêu biểu" của Việt Nam: bơm thiếu, tăng giá nhanh, hạ giá chậm, nhân viên thiếu nhiệt tình, chất lượng lắm khi là dấu hỏi...

Người tiêu dùng đã đòi hỏi thay đổi, nhưng các trạm xăng, các thương nhân buôn bán chẳng thèm đáp ứng. Họ không cần thay đổi vì người tiêu dùng không có sự lựa chọn. Lý do đơn giản là vì họ độc quyền.

Con số 0,01 lít chính xác thực ra không phải là một điều gì quá khủng khiếp, vì đấy là tiêu chuẩn đo lường về xăng dầu của các quốc gia phát triển. Ở Việt Nam, sai số cho phép là 0,03%, lớn hơn gấp 3, nhưng nếu đong được con số đó, người tiêu dùng hẳn cũng đã mừng.

Cuộc chơi nay đã khác khi có nhà đầu tư nước ngoài phá vỡ thế độc quyền. Đó cũng là điều đáng lo về sự cạnh tranh của thị trường bán lẻ xăng dầu, dù mới bắt đầu nhưng hứa hẹn sẽ khốc liệt với các doanh nghiệp trong nước.

Các chuyên gia đã nhắc đi nhắc lại câu nói: hội nhập là bơi ra biển lớn. Nhưng nay các thương nhân xăng dầu chẳng cần bơi nữa vì nước biển đã dâng đến tận nhà, đến tận chân, vượt qua những rào cản bảo hộ và quy định của WTO.

Không chỉ là xăng dầu, sóng biển đã tràn đến chân, dâng đến cổ của rất nhiều ngành nghề kinh doanh trong nước. Người tiêu dùng đã thực sự chịu sự thiệt thòi quá lâu, vì thế những "kẻ phá bĩnh" Idemitsu Q8 thực sự được chờ đợi trên một thị trường dù đã có đến 29 thương nhân đầu mối nhập khẩu, hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh nhưng không hề có sự cạnh tranh.

Người Nhật đang đem lại cho người Việt sự minh bạch, sự sòng phẳng, chữ tín và nói cho người Việt về sự khốc liệt của cạnh tranh trên những ngành nghề họ được đặt chân đến. Từ xăng dầu có thể nhìn sang các ngành khác như điện, nước..., vốn dĩ vẫn còn là độc quyền nhà nước và vốn dĩ vẫn còn đầy rẫy các vấn đề, nhất là không chịu thay đổi.

Nếu không có sự thay đổi trong tư duy, rất có thể sẽ có thêm những cú sốc như kiểu taxi truyền thống trước Uber - Grab, thua trên sân nhà không phải vì đối thủ mà vì ta không chịu đổi thay.

PHI TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar