23/04/2018 11:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thủ tướng yêu cầu khởi tố vụ trộn pin vào phế phẩm cà phê

LÊ THANH - THÚY LINH
LÊ THANH - THÚY LINH

TTO - Thủ tướng phê phán vụ cơ sở trộn phế phẩm cà phê với pin, cho đó là "con sâu làm rầu nồi canh" gây mất uy tín hàng Việt, yêu cầu cần điều tra, khởi tố vụ việc.

Thủ tướng yêu cầu khởi tố vụ trộn pin vào phế phẩm cà phê - Ảnh 1.

Xe tải chở dưa hấu xếp hàng dài cả mấy cây số gần cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, để chờ xuất sang Trung Quốc vào tháng 2-2018 - Ảnh: Q.HUY

Sáng nay, ngày 23-4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về Giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức.

Tại hội nghị này, Thủ tướng nhấn mạnh, không bàn thành tích, thắng lợi mà phải nhìn những điểm hạn chế, cần tháo gỡ, trong đó có những khó khăn chủ quan như một bộ phận người dân, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chất lượng chưa đồng đều, trước tốt, sau xấu.

Lên án về việc cơ sở trộn phế phẩm cà phê với pin, Thủ tướng yêu cầu trường hợp này nên điều tra khởi tố nghiêm túc, bắt tạm giam đối tượng liên quan.

"Cơ bản sản phẩm Việt Nam chất lượng tốt mới xuất khẩu được nhiều nhưng đâu đó vẫn còn những "con sâu làm rầu nồi canh" như vụ cà phê trộn pin, bơm tạm chất vào tôm, thuốc chữa ung thư làm từ than tre cần phải xử lý nghiêm", Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng yêu cầu, cần tạo phong trào cách mạng trong quần chúng nhân dân để chống việc làm gian, hàng giả, làm ẩu... Nếu làm không minh bạch sẽ ảnh hưởng tới uy tín hàng hoá xuất khẩu và ảnh hưởng tới sức khoẻ của toàn thể nhân dân.

Phát biểu khai mạc,  Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều quan trọng nhất để tăng trưởng, để phát triển bền vững là xuất khẩu.

Theo Thủ tướng, một quốc gia nhập siêu cao cũng là cội nguồn của lạm phát cao, lạm phát cao làm cho đời sống người dân bấp bênh, khó khăn, vì thế "cân bằng thương mại là điều vô cùng cần thiết".

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp thẳng thắn nêu những vướng mắc về thuế khóa, hải quan, thị trường, mẫu mã bao bì như thế nào trong xuất khẩu và đâu là những điểm nghẽn kìm chân.

"Chính phủ sẽ có nghị quyết, chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường và tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu", Thủ tướng cho biết.

Thủ tướng đánh giá, kim ngạch xuất khẩu thời gian qua luôn tăng, có tiến bộ, nhưng vẫn có tồn tại cần phải tháo gỡ về thủ tục, chính sách cho cả sản xuất và cả xuất khẩu...

Bên cạnh đó là mối lo về nguy cơ một cuộc chiến thương mại có thể xảy ra cùng với xu thể bảo hộ ở nhiều quốc gia, các rào cản kỹ thuật...

"Hôm nay có đông đủ các lãnh đạo địa phương ở đây tôi muốn lưu ý nếu sản xuất mà không quản lý tốt đầu vào để có nền nông nghiệp sạch thì làm sao xuất khẩu tốt được", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng đánh giá rằng hoạt động xuất khẩu vẫn chưa được phục vụ tốt, thủ tục rườm rà, "tiếng kêu của người dân vẫn còn".

thutuong

Thủ tướng đặt các câu hỏi cho các bộ ngành về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu - Ảnh: THÚY LINH

Thủ tướng đặt ra các vấn đề lớn cho các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp:

1: Là sao tăng được giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam chứ không xuất khẩu nguyên liệu thô như trong giai đoạn đầu? Làm sao để doanh nghiệp tham gia được chuỗi giá trị toàn cầu chứ "chúng ta không chỉ có cá phi lê thôi đâu"?

2: Sáng kiến gì để có thể chỉ ra để loại bỏ những những nút thắt lớn, rào cản gì mà doanh nghiệp không thể xuất khẩu được?

"Nếu tại hội nghị này các đồng chí chưa có ý kiến ngay thì có thể viết thư cho Thủ tướng để doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt được những thông tin thị trường, cơ hội, rủi ro, những hướng xuất khẩu", Thủ tướng gợi ý.

3: Làm sao doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được thông tin thị trường, cơ hội, rủi ro đối với định hướng xuất khẩu, cơ quan ngoại giao, xúc tiến thương mại..."?

4: Những ưu đãi thuế hiệp định thi DN cần gì thông tin FTA. Khâu nào yếu của xuất khẩu Việt Nam hiện nay, ngoại ngữ, chất lượng hay pháp luật hay cả ba khâu? Đề xuất chiến lược của VN để đẩy mạnh xuất khẩu làm sao để tổ chức tốt hơn?

TTO - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu những con số cho thấy sự phát triển ấn tượng của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên hệ thống quản lý lạc hậu vẫn hiển hiện ở chỗ hết cứu lợn, cứu gà đến cứu khoai tây, su hào.

LÊ THANH - THÚY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản

Lâm Đồng đề xuất Chính phủ cho phép giữ lại 50% nguồn thu từ khoáng sản, xin cơ chế đặc thù để phát triển hạ tầng và kêu gọi đầu tư sau sáp nhập với Bình Thuận, Đắk Nông.

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar