24/06/2020 16:21 GMT+7

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, khách quan kỳ thi tốt nghiệp THPT

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị về tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2020, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, khách quan kỳ thi tốt nghiệp THPT - Ảnh 1.

Giám khảo chấm thi ở Lào Cai trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - Ảnh: VĨNH HÀ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT, bộ trưởng Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm chung về kỳ thi tốt nghiệp THPT và ban hành các văn bản chỉ đạo, quy chế, hướng dẫn và triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi và tuyển sinh.

Bộ GD-ĐT phải chủ động xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, ra đề thi đáp ứng yêu cầu của kỳ thi, cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các quy định, thông tin cần thiết về kỳ thi và công tác tuyển sinh. 

Bộ GD-ĐT cũng phải giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh và người dân về những nội dung liên quan đến kỳ thi và tuyển sinh.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT phải xây dựng hệ thống phần mềm dùng chung đảm bảo thống nhất, thuận lợi trong quá trình tổ chức thi ở địa phương, xây dựng giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, trung thực, khách quan của kỳ thi, đặc biệt là phần mềm chấm thi trắc nghiệm bằng máy tính, đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Bộ GD-ĐT phải hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện tuyển sinh theo tinh thần tự chủ và trách nhiệm giải trình, phân tích dữ liệu quốc gia về kết quả thi và kết quả học tập của học sinh toàn quốc, tổ chức thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi.

Chỉ thị yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trực tiếp là chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi trên địa bàn bao gồm các công việc cụ thể: Đăng ký dự thi, dự thi, sao in đề thi, coi thi, chấm thi (bài thi trắc nghiệm chấm trên phần mềm do Bộ GD-ĐT cung cấp), thanh tra, kiểm tra, công bố kết quả thi, phúc khảo bài thi, phân tích dữ liệu kết quả thi và kết quả học tập của học sinh phổ thông…

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công bố công khai đề án, phương thức tuyển sinh trước khi thí sinh đăng ký dự thi, chấp hành sự phân công của Bộ GD-ĐT về điều động cán bộ, giảng viên đại học tham gia công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi tại địa phương, chuẩn bị điều kiện để thực hiện tuyển sinh năm 2020 công bằng, minh bạch.

Thi tốt nghiệp THPT hai môn tổ hợp trong một buổi

TTO - Ngày 17-6, Bộ GD-ĐT ban hành hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Khác với năm trước, số ngày thi được rút ngắn, trong đó có một buổi thi đồng thời cả bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar