14/08/2024 17:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thủ tướng Thái Lan tôn trọng phán quyết bãi nhiệm của tòa án, nói bản thân trung thực

Sau khi bị tòa án bãi nhiệm, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin nói ông sẽ tôn trọng phán quyết nhưng giãi bày rằng ông đã làm việc trung thực và hết mình.

Thủ tướng Thái Lan tôn trọng phán quyết bãi nhiệm của tòa án, nói bản thân trung thực- Ảnh 1.

Ông Srettha Thavisin phát biểu với truyền thông sau khi bị tòa án phế truất ngày 14-8 - Ảnh: REUTERS

"Tôi tôn trọng phán quyết. Tôi nhắc lại rằng trong gần một năm đảm nhiệm vai trò thủ tướng, tôi đã cố gắng với thiện chí để lãnh đạo đất nước một cách trung thực", Hãng tin AFP dẫn lời ông Srettha nói với các phóng viên bên ngoài văn phòng ngày 14-8, sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp.

Vì sao Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin bị tòa án bãi nhiệm? - Nguồn: AFP

Giải thích "doanh nhân và không nắm rõ tất cả các quy tắc" không được chấp nhận 

Trước đó, Tòa án Hiến pháp Thái Lan tuyên bãi nhiệm Thủ tướng Srettha sau chưa đầy 1 năm nắm quyền, vì ông bổ nhiệm vào nội các một cựu luật sư từng ngồi tù. Phán quyết làm dấy lên mối lo ngại về nhiều biến động chính trị sắp tới và khả năng thiết lập lại liên minh cầm quyền.

Các thẩm phán tòa án đã ra phán quyết với lệ 5-4 nghiêng về hướng bãi nhiệm ông Srettha. Thủ tướng Srettha và 40 cựu thượng nghị sĩ đã đệ đơn khiếu nại ông đều không tham dự phiên tòa.

Tòa cho rằng ông Srettha đã vi phạm đạo đức khi bổ nhiệm cựu luật sư Shinawatra Pichit Chuenban, người từng ngồi tù vì tội coi thường tòa án vào năm 2008 liên quan đến cáo buộc cố gắng hối lộ nhân viên tòa án, vào nội các.

Dù cáo buộc hối lộ chưa bao giờ được chứng minh, nhưng ông Pichit đã từ chức vào tháng 5-2024.

Ông Srettha giải thích ông là một doanh nhân và không nắm rõ tất cả các quy tắc quản lý việc bổ nhiệm các bộ trưởng. Tuy nhiên, tòa án bác bỏ lý do này.

Nói về tình hình sắp tới, ông Srettha cho rằng có khả năng chính phủ tiếp theo có thể thay đổi chính sách của chính quyền ông, như kế hoạch phát tiền kỹ thuật số cho người dân.

Phó thủ tướng sẽ tạm nắm quyền

Theo báo Bangkok Post, toàn bộ nội các đương nhiệm cũng phải từ chức nhưng sẽ tiếp tục tạm nắm quyền. Trong đó phó thủ tướng sẽ giữ quyền thủ tướng đến khi Hạ viện nước này chọn một thủ tướng mới.

Phán quyết phế truất ông Srettha được đưa ra vào thời điểm khó khăn với nền kinh tế đang ì ạch bởi xuất khẩu và chi tiêu tiêu dùng yếu, nợ hộ gia đình cao ngất ngưởng và hơn một triệu doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp cận các khoản vay của Thái Lan.

Chính phủ nước này ước tính mức tăng trưởng năm 2024 sẽ chỉ đạt 2,7%, rất thấp so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, Thái Lan là thị trường hoạt động kém nhất châu Á trong năm nay, với chỉ số chứng khoán SETI giảm khoảng 17% từ đầu năm đến nay.

Ông Srettha là thủ tướng Thái Lan thứ 4 bị tòa án phế truất trong vòng 16 năm. Suốt 2 thập kỷ qua, chính trường Thái Lan trải qua đầy sóng gió với các cuộc đảo chính và phán quyết của tòa án hạ bệ nhiều chính phủ và đảng phái chính trị.

Tuần trước, Tòa án Hiến pháp nước này cũng đã tuyên giải tán Đảng Tiến bước (MFP) đối lập, cho rằng kế hoạch cải cách luật chống khi quân của đảng này là một nỗ lực ngầm nhằm làm suy yếu quyền lực của Hoàng gia Thái Lan.

Thủ tướng Thái Lan bị điều tra là lời cảnh báo cho ông Thaksin?

Các chuyên gia cho rằng yêu cầu miễn nhiệm đối với Thủ tướng Srettha Thavisin của nhóm nghị sĩ Thái Lan là một tín hiệu cảnh báo về việc sử dụng quyền lực của ông Thaksin.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Trung Quốc đã áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật và Đài Loan.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Giáo hoàng Leo XIV: Muốn xây dựng xã hội hòa bình, hãy đầu tư vào gia đình

Giáo hoàng Leo XIV cuối tuần này đã khẳng định gia đình phải được xây dựng trên “sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ”.

Giáo hoàng Leo XIV: Muốn xây dựng xã hội hòa bình, hãy đầu tư vào gia đình

Lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV chính thức bắt đầu

15h chiều nay 18-5 (giờ Việt Nam), thánh lễ nhậm chức của Đức Giáo hoàng Leo XIV chính thức diễn ra tại quảng trường Thánh Peter, Vatican.

Lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV chính thức bắt đầu

Những điều đặc biệt trong thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Một chiếc nhẫn bằng vàng, được gọi là nhẫn Ngư phủ, sẽ được trao cho Giáo hoàng Leo XIV, đánh dấu bắt đầu một triều đại Giáo hoàng mới.

Những điều đặc biệt trong thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Tồn kho hơn 60.000 tấn thực phẩm viện trợ của Mỹ, nguy cơ bị thối rữa cắt giảm ngân sách USAID

Hơn 60.000 tấn thực phẩm cứu trợ của Mỹ đang bị "đắp chiếu" trong các kho tại Mỹ, châu Phi và Trung Đông.

Tồn kho hơn 60.000 tấn thực phẩm viện trợ của Mỹ, nguy cơ bị thối rữa cắt giảm ngân sách USAID

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar