20/03/2023 23:53 GMT+7

Thủ tướng Nhật muốn mời Việt Nam dự thượng đỉnh G7

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tiết lộ ông dự định sẽ mời lãnh đạo Việt Nam và 7 nước khác không phải là thành viên G7 đến hội nghị thượng đỉnh của nhóm này ở Hiroshima vào tháng 5 tới.

Thủ tướng Nhật muốn mời Việt Nam dự thượng đỉnh G7 - Ảnh 1.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Ấn Độ ngày 20-3 - Ảnh chụp màn hình Yomiuri

Ý định mời thêm các nước dự G7 được Thủ tướng Kishida hé lộ trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 20-3, theo nhật báo Yomiuri của Nhật Bản.

Cụ thể, sau khi công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới của Nhật Bản, ông Kishida cho biết ông đã mời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Hiroshima dự hội nghị thượng đỉnh G7 do Nhật Bản đăng cai.

Những nước ngoài G7 được mời là nước nào?

Ấn Độ hiện là chủ tịch luân phiên nhóm G20, trong đó bao gồm bảy nước thuộc G7 là Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada, Ý và Nhật Bản.

Khi được hỏi có mời nước nào khác đến hội nghị G7, Thủ tướng Kishida cho biết ông dự định sẽ mời lãnh đạo Việt Nam, Úc, Brazil, Comoros, Quần đảo Cook, Indonesia và Hàn Quốc.

Nhà lãnh đạo Nhật sau đó không giải thích thêm vì sao có ý định này. Tuy nhiên, nếu nhìn vào danh sách sẽ thấy các nước này đều nằm trong khu vực Nam bán cầu hoặc là những đối tác quan trọng của Tokyo tại một số khu vực.

Chẳng hạn Úc là đối tác quan trọng của Nhật Bản trong nhóm QUAD gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. 

Hàn Quốc vừa khép lại các vấn đề lịch sử gây tranh cãi với Nhật Bản và đang hướng tới một giai đoạn phát triển mới.

Brazil, Comoros, Quần đảo Cook thuộc các nước Nam bán cầu mà Tokyo đang muốn đẩy mạnh quan hệ dựa theo sách trắng về Nam bán cầu vừa công bố tuần trước.

Việt Nam đã được mời dự thượng đỉnh G7 nhiều lần

Đông Nam Á là khu vực duy nhất có hai nước nằm trong ý định mời của Nhật Bản, gồm Việt Nam và Indonesia.

Việc mời Indonesia là điều dễ hiểu bởi nước này đang là chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2023.

Hiện Nhật Bản đang thúc đẩy việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện thứ năm của ASEAN sau Úc, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Tokyo cũng đang hướng tới một hội nghị cấp cao đặc biệt để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ với ASEAN trong năm nay.

Do đó, việc ông Kishida muốn mời Việt Nam là một động thái đáng chú ý và có ý nghĩa.

Việt Nam hiện đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (nhiệm kỳ 2023 - 2025) và là nước có tiếng nói quan trọng trong ASEAN. Năm 2023 cũng đánh dấu tròn 50 năm Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ.

Nếu Việt Nam đồng ý dự G7 tại Nhật Bản, đây cũng không phải là lần đầu tiên nước ta góp mặt tại sự kiện này.

Hồi năm 2016, dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo, Việt Nam lần đầu tiên được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 do Nhật Bản đăng cai. 

Động thái này đã mở đường cho Canada mời Việt Nam đến hội nghị G7 năm 2018.

Năm 2019, khi Nhật Bản tổ chức hội nghị G20, lãnh đạo Việt Nam tiếp tục được mời đến dự sự kiện quan trọng này.

Nhật Bản thiết lập đường dây nóng quốc phòng với ASEAN

Nhật Bản đã trở thành nước đối tác đầu tiên của ASEAN thiết lập đường dây nóng quốc phòng với khối này. Động thái diễn ra trong bối cảnh Tokyo đang muốn trở thành Đối tác chiến lược toàn diện thứ 5 của ASEAN.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Không còn chờ đợi sự ủng hộ từ Washington, Anh và EU đã phối hợp công bố loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga hôm 20-5.

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng một lệnh ngừng bắn tạm thời chỉ được thực hiện khi nó tạo điều kiện cho việc thả các con tin bị Hamas bắt trước đó và đang giữ tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar