10/04/2015 08:10 GMT+7

​Thủ tướng Hi Lạp xoay vòng với nợ!

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TT - Tiêu xài thì sướng, nhưng cái giá của quá trình vay, rồi vay để đảo nợ, nhận “gói giải cứu” để tái đảo nợ… rất nhãn tiền trong câu chuyện Hi Lạp!

Ở một con phố thủ đô Athens ngày 5-4, tranh trên tường vẽ Thủ tướng Alexis Tsipras như đấng cứu thế, nhưng thực tế thì... Ảnh: Reuters

Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hi Lạp Alexis Tsipras hôm 8-4, một nhà báo hỏi: “Trước đây…, lời khuyên của Matxcơva cho cuộc khủng hoảng Hi Lạp là Hi Lạp nên tìm đến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Hôm nay, tổng thống đã có thảo luận khả năng Nga cung cấp hỗ trợ tài chính nào đó cho Hi Lạp không, hay ông vẫn giữ lập trường trước kia?”.

Tổng thống Putin trả lời ngay: "Hi Lạp đã không đưa ra yêu cầu giúp đỡ… Điều chúng tôi nói với nhau không phải về trợ giúp mà là hợp tác… Nếu Chính phủ Hi Lạp quyết định tiến hành tư nhân hóa ở Hi Lạp, chúng tôi sẵn sàng tham gia đấu thầu”.

Câu trả lời trên đã chấm dứt hi vọng Nga sẽ mở hầu bao giải cứu Hi Lạp. Còn về triển vọng gia tăng thương mại thì vô phương khi Nga trúng phải lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU), còn Hi Lạp bị ảnh hưởng nặng từ lệnh cấm vận đối với nông sản của EU do Nga đưa ra. Bằng chứng là năm ngoái Hi Lạp bán sang Nga chỉ được 357 triệu euro, giảm 12% so với năm trước.

Cũng thế, những hi vọng về hướng Bắc Kinh đã tắt ngấm tuần trước với chuyến đi của Phó thủ tướng Hi Lạp Giannis Dragasakis. Trung Quốc chỉ hữu nghị chi ra 100 triệu euro để mua một số trái phiếu Hi Lạp vừa phát hành, kèm lời đề nghị bán nốt cảng Piraeus sát thủ đô Athens mà Tập đoàn Cosco của Trung Quốc đã mua một phần với giá 500 triệu euro. Hẳn nhiên mục đích của Bắc Kinh là biến nó thành đầu cầu của Trung Quốc trên Địa Trung Hải.

Rõ ràng trong quan hệ các nước, không có chuyện “tình cho không, biếu không”! Chính Thủ tướng Hi Lạp Tsipras cũng đã “cảm nhận” được điều này nên nổi đóa rằng “Hi Lạp không phải là một thuộc địa - con nợ” và rằng “Hi Lạp không phải là kẻ ăn mày đi khắp các nước xin giúp giải quyết các vấn đề tài chính của mình” để đáp trả những xì xầm rằng chuyến đi Matxcơva của ông là để “bỏ EU, quay qua Nga“ (Hãng tin AP, ngày 9-4).

Trong quan hệ nợ nần, đâu có thể khơi khơi nói “Cho tôi ra khỏi tổ chức”, rồi xù nợ được! Bởi thế, ông Tsipras nói thêm: "Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng các nghĩa vụ đối với các định chế quốc tế”.

Hôm qua, các hãng tin đều khẳng định Athens đã trả qua ngân hàng số nợ 459 triệu euro mà các chính phủ tiền nhiệm vay IMF vào năm 2010 để đảo nợ. Tổng số nợ mà Hi Lạp phải trả cho IMF năm nay lên đến 9 tỉ euro. Thật ra trước đó, Chính phủ Hi Lạp muốn IMF lùi lịch trả nợ nhưng bà Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đã khước từ và nhấn mạnh để có thể "tiếp tục cộng tác" thì phải trả nợ đúng hạn.

Còn chủ nợ EU cũng đang nhóm họp để xem xét kế hoạch cải cách mà chính quyền Athens mới trình. Nếu được thông qua, Hi Lạp sẽ nhận được thêm từ EU một “giải cứu” mới 7,2 tỉ euro. Thật ra, đó là cho vay thêm nợ để Hi Lạp có thể tiếp tục đảo nợ, và muốn được cho vay thêm để đảo nợ thì phải thỏa mãn các yêu cầu cắt xén chi tiêu mà chủ nợ đưa ra, chứ đâu thể cứ chi tiêu “thủng đáy” rồi vay thêm!

Trả nợ các định chế tài chính quốc tế đã là khốn khổ rồi, chi trả cho các chủ nợ cá nhân cũng không kém khó khăn: ngày 14-4 tới, gói trái phiếu trị giá 1,4 tỉ euro mà các chính phủ trước đã “thành công” phát hành sẽ đáo hạn (The Economist, 1-4)…

Mới chỉ hai tháng hơn từ ngày thủ tướng Hi Lạp nhậm chức mà dân tình đã nhốn nháo rồi. Những bài bình luận như “Đã đến lúc nhúc nhích rồi” ngày càng nhiều trên báo chí Hi Lạp cùng những nhắn nhủ như “Chính phủ phải ngưng chạy vòng vòng và phải đưa ra một chương trình cải cách chuyên biệt với đầy đủ những tính toán thiệt hơn” (nhật báo Hi Lạp Ekathimerini, 26-3).

Tiêu xài thì sướng, nhưng cái giá của quá trình vay, rồi vay để đảo nợ, nhận “gói giải cứu” để tái đảo nợ… rất nhãn tiền trong câu chuyện Hi Lạp!

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Nga và Ukraine đang tiến gần hơn đến bàn đàm phán sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nối lại cuộc đối thoại tại Istanbul.

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán

Chuyến công du Trung Đông tới đây của ông Trump không chỉ nhằm khẳng định vai trò trung tâm ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ, mà còn trở thành 'đòn bẩy' để Saudi Arabia, UAE và Qatar đạt được những thỏa thuận đắt giá với Washington.

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar