11/09/2015 18:34 GMT+7

​Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt phòng chống dịch sốt xuất huyết

L.ANH - Đ.HẰNG
L.ANH - Đ.HẰNG

TTO - Ngày 11-9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có công điện yêu cầu các tỉnh thành, bộ ngành quyết liệt triển khai phòng chống dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu gia tăng ở nhiều tỉnh thành.

Bệnh nhân khi đang ở giai đoạn hôn mê - Ảnh: Đ.Hằng

Theo công điện này, hiện dịch sốt xuất huyết đang xuất hiện ở 50/63 địa phương trong cả nước với 29.000 ca mắc, trong đó có 18 ca tử vong và đang có gia tăng so với cùng kỳ 2014 khoảng 30%.

Bộ Y tế nhận định năm 2015 có thể là năm dịch gia tăng theo chu kỳ do theo Bộ Y tế, chu kỳ dịch hiện nay là năm tăng năm giảm, mà năm 2014 vừa qua là năm dịch sốt xuất huyết giảm thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, nên năm 2015 có thể là năm chu kỳ tăng của dịch.

Cùng ngày, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh viện vừa nhận điều trị một ca bệnh hiếm gặp: sốt xuất huyết biến chứng viêm não/màng não. Bệnh nhân Nguyễn Đình Tuấn - 23 tuổi, sinh viên Trường đại học Xây dựng - nhập Bệnh viện Xanh-pôn ngày 2-9 vì sốt. Chẩn đoán ban đầu là sốt xuất huyết, được bác sĩ cho về điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, ngày 3-9 gia đình lại đưa Tuấn vào nhập Bệnh viện Đống Đa vì còn sốt và đau đầu. Sau hai ngày truyền dịch, uống thuốc, Đình Tuấn có giảm nhiệt độ nhưng vẫn mệt, không chịu ăn uống.

Quá lo lắng cho con, người mẹ lại xin cho con ra viện và tự chuyển sang khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai hồi 12g ngày 5-9. Đến 20g cùng ngày, bệnh nhân Tuấn lên cơn co giật, mất ý thức nên được bác sĩ chỉ định chọc dịch não tủy. Kết quả, bệnh nhân bị viêm não - màng não do sốt xuất huyết Dengue.

TS Đỗ Duy Cường, phó trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: Số ca bệnh mắc sốt xuất huyết phải nhập viện gần đây gia tăng ở Hà Nội, tuy nhiên biến chứng gây viêm não - màng não như bệnh nhân Nguyễn Đình Tuấn là ca bệnh rất hiếm gặp. Bệnh nhân vào khoa trong tình trạng nặng, co giật, rối loạn ý thức và phải thở oxy, nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên chỉ sau hai ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã hồi tỉnh.

Sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có văcxin phòng bệnh. Điều trị chủ yếu là truyền dịch, bồi phụ nước và điện giải, dùng thuốc hạ sốt và theo dõi dấu hiệu xuất huyết bằng kiểm tra công thức máu hàng này. 

Vì vậy, TS Đỗ Duy Cường khuyên người bệnh khi thấy các triệu chứng sau thì người bệnh cần đến bệnh viện khám để phát hiện sớm và điều trị kịp thời:

- Sốt cao đột ngột liên tục 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.

- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.

- Có thể có, phát ban, nổi hạch.

- Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng), nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết.

- Đau bụng vùng gan, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp).

L.ANH - Đ.HẰNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Một thông tin lan truyền trên mạng nói rằng bạn sẽ phải ăn 6 quả táo Mỹ mới thu được lượng dưỡng chất tương đương 1 quả táo Ý.

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

“Bác sĩ ơi, cứu em với!, tiếng kêu cứu giữa đêm của người phụ nữ với hơn 60 lần phẫu thuật và đùi bị hoại tử do tiêm filler. Một ca đại phẫu sinh tử kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ để cứu bệnh nhân.

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar