21/10/2016 10:56 GMT+7

​Thứ trưởng trở xuống không còn chế độ xe riêng

LÊ KIÊN thực hiện
LÊ KIÊN thực hiện

TTO - Đó là đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi trả lời câu hỏi của phóng viên Tuổi Trẻ bên hành lang phòng họp Quốc hội sáng 21-10.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trả lời phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh: LÊ KIÊN

Ông Dũng mong muốn có thể áp dụng chính sách này trong vòng một năm tới.

* Thưa Bộ trưởng, mới đây Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã bình luận rằng cách khoán xe như Bộ Tài chính vừa làm là không hiệu quả, bởi mới chỉ khoán đi lại từ nhà đến công sở, chưa giảm được số đầu xe và tài xế. Ông có ý kiến như thế nào?

- Bước đầu chúng tôi thực hiện khoán như vậy, còn lại thì phải từng bước sắp xếp, chứ chính sách mới liên quan đến con người, ở đây là đội ngũ lái xe, thì chúng ta không thể giải quyết ngay được. Cái xe cũng vậy, nó là tài sản, không thể một lúc mà giảm, xử lý ngay được.

Nhưng chúng tôi không dừng lại ở việc khoán xe như vừa rồi. Bước thứ hai là tới đây chúng tôi kiến nghị sửa quyết định số 32 của Chính phủ về sử dụng, quản lý xe công theo hướng khác. Định hướng là sẽ tiền tệ hóa, tức là với những tiêu chuẩn như thứ trưởng, tổng cục trưởng lâu nay có chế độ xe đưa đón thì tơi đây sẽ không có chế độ xe như vậy nữa.

Sẽ giao cho người ta ví dụ trong cái khung 5-10 triệu đồng/tháng, để cho từng cơ quan xác định cụ thể. Lúc đó không mua xe nữa thì tự nhiên giảm hết đầu xe đi thôi. Hướng thứ hai nữa là có thể nghiên cứu gom các văn phòng.

Ví dụ UBND, HĐND và thậm chí cả văn phòng đoàn ĐBQH ở tỉnh gom lại thành một đơn vị xe để tính đầu xe chung, chứ hiện nay rất bất cập.

Ví dụ văn phòng HĐND định mức cũng hai xe nhưng lại ít sử dụng, trong khi văn phòng UBND có 2 xe phục vụ 3-4 phó chủ tịch người ta phải điều hành nhiều công việc, đi lại hàng ngày thì lại thiếu.

Vậy thì lúc đó gom xe của 3 văn phòng lại thành 7-8 đầu xe phục vụ chung, không có xe riêng cho từng người nữa.

Thứ ba là phải tùy điều kiện cụ thể từng địa phương, gắn với địa hình cụ thể để bố trí xe, ví dụ mình quy định 700 triệu/xe chung thì ở đồng bằng là được, nhưng miền núi thì phải có ô tô hai cầu có khi phải mua khoảng 1 tỉ thì người ta mới đi được, phải thực tế như vậy.

Tôi tin rằng sửa theo hướng đó thì sẽ tốt.

* Còn hướng tổ chức các đơn vị dịch vụ xe công thì sao, thưa ông?

- Cái đó không cần thiết, tự xã hội hóa thôi. Bây giờ những hãng taxi người ta cung cấp dịch vụ rất đa dạng, anh em mình đi taxi là sử dụng dịch vụ rồi. Khi tiền tệ hóa chế độ như vậy, mỗi người 5-7 triệu đồng/tháng thì người ta tự chi phí đi lại.

* Sau khi Bộ Tài chính áp dụng chế độ khoán xe công đối với cấp thứ trưởng trở xuống, tâm lý họ có thoải mái không, thưa Bộ trưởng?

- Việc này được thực hiện rất nghiêm túc. Anh em bảo đi lại như thế còn thấy thoải mái hơn trước. Nói chung tâm lý người ta không muốn xã hội soi vào.

Tôi nghĩ sử dụng xe công thì anh em cơ bản cũng nghiêm túc, nhưng đôi khi con sâu bỏ rầu nồi canh, có người này người kia sử dụng xe công vào chuyện này chuyện khác, khi bị nói lên thì bản thân người ta (người nghiêm túc -PV) cũng thấy cũng bị xúc phạm.

* Hướng giải quyết chế độ cho đội ngũ lái xe dư ra sau khi thực hiện chính sách này như thế nào, thưa Bộ trưởng?

- Hiện nay các lái xe chủ yếu đang thực hiện chế độ hợp đồng. Mình phải tìm hướng giải quyết chế độ cho anh em thôi, thậm chí áp dụng chế độ thôi việc theo hợp đồng. Nhưng nhìn chung phải có lộ trình vì nó liên quan đến con người, đến cuộc sống gia đình người ta.

* Nhiều nước khác thực hiện chế độ khoán rất tốt, như ở Đức thì bà Thủ tướng tự lái xe đi làm…

- Mình sẽ làm từng bước, tôi đã nói trước hết là áp dụng với cấp thứ trưởng trở xuống. Khi mình chưa áp dụng chế độ này thì mỗi người một xe, tới đây áp dụng như vậy, không còn xe đó nữa thì sẽ giảm rất nhiều.

Một điều tôi muốn nhấn mạnh là khi chúng ta áp dụng chế độ, chính sách mới thì sự giám sát của nhân dân, của công luận là hết sức quan trọng, tạo sức ép trở lại để việc thực hiện nghiêm túc.

* Theo Bộ trưởng thì khi nào có thể áp dụng chính sách mới này?

- Chúng tôi đang đề xuất sửa quyết định 32, tôi cho rằng cố gắng trong khoảng một năm tới có thể áp dụng chính sách mới.

LÊ KIÊN thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sạt lở đất trong đêm sập đổ nhà dân ở Lào Cai, hai mẹ con chết

Tối 13-7, trên địa bàn xã Xuân Ái (tỉnh Lào Cai) xảy ra vụ sạt lở đất khiến hai nhà dân bị vùi lấp, sập đổ. Vụ việc làm hai người chết, ba người bị thương.

Sạt lở đất trong đêm sập đổ nhà dân ở Lào Cai, hai mẹ con chết

Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'

29 cán bộ bán chuyên trách được phân về các khu phố ở phường Xuân Hương - Đà Lạt (Lâm Đồng) hỗ trợ trực tiếp cho dân làm thủ tục hành chính.

Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'

Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường?

Thủ tướng chỉ thị yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026. Trong khi đó chuyên gia có ý kiến khác nhau.

Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường?

Một công an đang đi bộ thể dục bị bánh xe container văng ra tông chết

Một cán bộ Công an phường An Nhơn Bắc (Gia Lai) đi bộ thể dục sau giờ làm việc, bất ngờ bị cặp bánh xe container văng ra, tông chết tại chỗ.

Một công an đang đi bộ thể dục bị bánh xe container văng ra tông chết

Khuyến sinh cần 'liều thuốc' đủ mạnh

Các chính sách có phải là "liều thuốc" đủ mạnh để khuyến sinh khi mà mức sinh tại nước ta "thấp dần đều" đáng báo động trong nhiều năm.

Khuyến sinh cần 'liều thuốc' đủ mạnh

Vì sao chủ tịch Đà Nẵng chỉ thị chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính?

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết đã ký ban hành chỉ thị về việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn thành phố.

Vì sao chủ tịch Đà Nẵng chỉ thị chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar