08/07/2012 07:33 GMT+7

Thơm thảo với người dưng

Thí sinh thoải mái học tập, trò chuyện với nhau ở nhà bà Thu như chính nhà mình
Thí sinh thoải mái học tập, trò chuyện với nhau ở nhà bà Thu như chính nhà mình

TT - Mùa thi. Thành phố vốn đã xô bồ, chật chội nay càng đông đúc, tất bật. Những ánh mắt trong sáng của sĩ tử đang căng tràn niềm tin vào một cuộc… đổi đời, những gương mặt nhiều nếp nhăn của cha, của mẹ đầy trăn trở, lo lắng nhưng cũng đầy hi vọng.

Và thành phố còn chứng kiến những câu chuyện lạ lùng, xúc động của những con người rộng lượng, thơm thảo với “người dưng”, họ như những nhân vật kỳ lạ trong truyện cổ tích giữa đời thường.

Phóng to
Thầy Lê Đình Quang được nhiều người gọi vui là “thầy Quang tiếp sức” của “làng tiếp sức tuyển sinh” La Chữ (thuộc phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), tận tay đi chợ chọn từng con cá...

Không lạ sao được khi họ ngưng cho thuê căn hộ 70m2 với giá 12 triệu đồng/tháng ở trung tâm quận Phú Nhuận (TP.HCM) để dành làm chỗ ở miễn phí cho sĩ tử và phụ huynh, hằng ngày cùng người giúp việc đi chợ, lo bữa ăn cho gần 30 người. Ở quận Gò Vấp, người mẹ có hơn năm năm dành nguyên ngôi nhà mình để lo ăn ở cho thí sinh nghèo mỗi mùa thi, còn cô con gái năm nay đi tìm thuê một ngôi nhà nguyên căn rộng hơn để phục vụ được nhiều hơn những gia đình nghèo khó lặn lội đưa con “lai kinh ứng thí”.

Lạ lùng hơn là cô chủ dãy nhà trọ mười phòng ở khu Suối Tiên, ban đầu tính kinh doanh phòng trọ mùa thi, nhưng rồi thấy thương những thí sinh và phụ huynh lam lũ từ quê lên bị “cò” làm giá ở trọ tới 200.000 đồng/người/ngày, liền treo bảng thông báo cho sĩ tử và người nhà ở miễn phí suốt những ngày thi, miễn phí luôn cả tiền điện nước...

Phóng to
Chọn mua nhiều loại rau xanh để phục vụ thí sinh...

Những bác xe ôm tình nguyện, những sinh viên tiếp sức mùa thi thì quá quen với những địa chỉ: cô Oanh ở Gò Vấp, chú Ngọc Anh ở Bình Thạnh, cô Huệ ở quận 9, cô May ở Thủ Đức... Họ giúp đỡ, hỗ trợ hết lòng cho sĩ tử và người nhà hết mùa thi này tới mùa thi khác vì những điều thật giản dị. Nói như chị Trần Hồng Nguyên - chủ nhà trọ miễn phí ở lô A chung cư 44 Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận: “Vì thương mấy em thôi”.

Hay chị Lanh ở đường 120, quận 9 xót xa kể: “Có con bé ở Đắk Lắk lần đầu về thành phố thi ĐH, lộ phí mẹ cho mang theo là... 10kg bơ, không biết mua hay nhà trồng được, túi không có đồng nào. Tôi cho ở trọ miễn phí, động viên cứ thi rồi mai mốt cô cho tiền về quê. Thí sinh đi thi nhiều đứa tội lắm, mình thấy lo cho người ta được thì lo thôi. Thi đợt 1 xong nghe tụi nó kêu làm bài được, mình cũng mừng lây”.

Phóng to
Thí sinh Phạm Văn Nam (trái) và bố Phạm Khắc Tú đến từ huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) với một bữa cơm thật ngon miệng tại nhà thầy Lê Đình Quang

Chắc hẳn còn rất nhiều cái lạ đối với những người cha, người mẹ, người con lần đầu lên thành phố lại nhận được tấm chân tình của những người chưa từng quen biết. Không chỉ có một chỗ ở không mất tiền, được chủ nhà đối đãi như người nhà, được tạo mọi điều kiện tốt nhất để đến trường thi, hẳn những “người nhà quê” ấy còn ngạc nhiên lắm khi ở nhiều nơi trong thành phố đều có thể bắt gặp những điểm phát cơm miễn phí. Những phần cơm mà các bà, các mẹ ở các nhà chùa, giáo xứ, mái ấm... đã thầm lặng chuẩn bị từ 3g, 4g sáng để kịp phục vụ sĩ tử khi đói lòng trước và sau mỗi buổi thi.

Hẳn những sĩ tử đang căng thẳng với bài thi sẽ thấy mát lòng lắm khi nhận được không chỉ cơm nóng, canh ngọt mà có cả trà đá, trà chanh, nước chanh miễn phí - ý tưởng của các anh chị sinh viên tình nguyện nhằm “chống nóng” những ngày thi nóng bức, ngột ngạt. Và cả những ánh mắt trìu mến, những lời chỉ đường rất đỗi nhiệt tình, những động viên, hỏi han của người xa lạ ở cổng trường thi hay chỉ một hành động tấp xe lên lề để nhường lối đi cho sĩ tử. Cái sự lạ ấy dần trở thành thân thương và ấm áp, giải tỏa những bất an, lo lắng của những con người từ quê lặn lội lên thành phố với bao trăn trở về một tương lai gần sẽ định dạng sau kỳ thi cam go và chóng vánh này...

Phóng to
Mượn quạt hàng xóm để bổ sung gió mát cho thí sinh
Phóng to
Bà Đỗ Thị Thu (ngụ đường Bà Hom, Q.6, TP.HCM) cùng gia đình có hơn 10 năm phục vụ thí sinh, tiếp nhận các bạn thí sinh và phụ huynh từ Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TPHCM
Phóng to
Thí sinh thoải mái học tập, trò chuyện với nhau ở nhà bà Thu như chính nhà mình
Phóng to
Gia đình bà Nguyễn Thị Như Hòa (340/34 Điện Biên Phủ, TP.HCM) đã có hơn 10 năm phục vụ thí sinh. Bà cùng con trai dọn dẹp nhà cửa để đón thí sinh về dự thi đại học đợt 2
Thí sinh thoải mái học tập, trò chuyện với nhau ở nhà bà Thu như chính nhà mình

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Một quyết định cưỡng chế liên quan Trường tiểu học Pháo Đài 1 (Kiên Giang) là buộc nhà trường phải nhận lại nhân viên bảo vệ.

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Các trường kêu vì tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt

Nhiều trường đại học kiến nghị cần sửa đổi quy định xử phạt hành chính trong tuyển sinh với trường hợp tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt.

Các trường kêu vì tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt

Bài thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM được tính điểm thế nào?

Trong kỳ thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM năm 2025, các bài thi theo nguyện vọng thường, nguyện vọng chuyên sẽ được tính điểm thế nào?

Bài thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM được tính điểm thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar