16/05/2025 15:57 GMT+7

Các trường kêu vì tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt

Nhiều trường đại học kiến nghị cần sửa đổi quy định xử phạt hành chính trong tuyển sinh với trường hợp tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt.

xử phạt - Ảnh 1.

Ông Quánh Thanh Hải kiến nghị sửa đổi quy định xử phạt vi phạm hành chính trong tuyển sinh - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Hội thảo lấy ý kiến xây dựng nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 04/2021 và nghị định 127/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại TP.HCM đã bàn luận sôi nổi về chuyện xử phạt trong tuyển sinh.

Tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị phạt, rút quyền tự chủ của các trường là quá nặng

Ông Quách Thanh Hải - phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho hay việc thực hiện quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục tư theo nghị định 04 và nghị định 127 có một số vướng mắc.

Trường ông trước đó đã bị xử phạt hành chính vì vi phạm công tác tuyển sinh. Theo quy định về xử phạt trong trường hợp tuyển vượt quá 3% sẽ bị xử phạt, tùy theo mức độ.

Khi thực hiện theo nghị định 127, xu hướng tuyển vượt chỉ tiêu của các trường giảm hẳn, để không bị xử phạt. Ngoài việc chế tài, phạt tiền, còn có trừ chỉ tiêu tuyển sinh của năm sau và có thể bị rút quyền tự chủ về xác định chỉ tiêu tuyển sinh 5 năm.

Trong khi đó ông Hải cho rằng: "Bản chất của tuyển sinh thường có rủi ro. Đó chính là cái khó của các trường. Các trường thường gọi trúng tuyển dựa vào xác suất năm trước để tính cho năm sau. Mặc dù đã có biên độ 3%, nhưng tỉ lệ đó cũng không thể an toàn cho các trường khi tuyển sinh.

Chúng tôi rất mong bỏ phần nội dung rút quyền tự chủ tuyển sinh trong 5 năm, nếu không bỏ thì thời hạn rút quyền tự chủ này nên ngắn lại".

xử phạt - Ảnh 2.

Ông Lê Hoàng Dũng kiến nghị xem xét không xử phạt tuyển vượt chỉ tiêu theo tỉ lệ phần trăm như hiện nay

Cũng theo ông Hải, một trong những yếu tố cốt lõi nhất trong xử phạt vi phạm hành chính là xử phạt và làm sao cho người liên quan phải đảm bảo quyền lợi của họ. Sau khi bị phạt tuyển vượt, các trường thường tăng cường tuyển giảng viên để đào tạo tốt hơn.

"Trong khi số lượng sinh viên tuyển một nhóm ngành không nhiều. Có những ngành chỉ tuyển 20 sinh viên/năm. Nếu tuyển vượt 1 sinh viên đã vượt 5%, vì thế không nên tính phần trăm.

Do vậy chúng tôi đề nghị có lẽ nên xác định theo con số trung bình của nhiều năm, thay vì dựa vào con số năm trước, khi kiểm tra thấy vượt là xử phạt. Việc xử phạt đối với công tác tuyển sinh rất rủi ro là hiện nay đang tính tỉ lệ vượt theo ngành hoặc nhóm ngành", ông Hải nói.

Ông Lê Hoàng Dũng - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cũng cho biết thực tế trong tuyển sinh đối với các ngành khó tuyển như khảo cổ học, số thí sinh đăng ký vào khoảng 6 hồ sơ nhưng nhận 5 hồ sơ có khi đã vượt chỉ tiêu, cho nên nếu nhận thêm một thí sinh nữa là vượt tới 20%.

"Điều này gây nhiều khó khăn cho trường. Do vậy các trường đều mong sửa quy định tuyển sinh có thể cho cơ số, như tuyển vượt nhưng mẫu số rất ít, dưới 10 người chẳng hạn, có thể xem xét không phạt", ông Dũng kiến nghị.

Nếu lỡ tuyển vượt 5-10 sinh viên thì không nên phạt

xử phạt - Ảnh 3.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo sáng 16-5

Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phúc - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - thông tin từ Thanh tra bộ cho biết đến nay đã xử phạt khoảng 100 trường về chỉ tiêu tuyển sinh. Theo ông, nếu có nhiều trường vi phạm như thế thì phải xem lại quy định đó có phù hợp trên thực tiễn hay không.

Trong tuyển sinh luôn có tỉ lệ ảo nhất định, dù lọc ảo nhưng vẫn còn ảo. Việc đoán tỉ lệ ảo các trường chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các năm trước nhưng không thể chính xác được.

"Vậy tại sao không đưa ra khái niệm gọi là năng lực tối đa tính theo tỉ lệ giảng viên, diện tích sàn quy định? Trường tuyển vượt 3-5% của 400 chỉ tiêu hoàn toàn khác với 3% của 20 chỉ tiêu. Thực tế có ngành tuyển 20 chỉ tiêu nhưng tuyển hơn 1 người là vượt 5% cũng đè ra xử phạt các trường.

Bây giờ có thể quy ra số lượng chứ không theo tỉ lệ phần trăm để xử phạt tuyển vượt chỉ tiêu. Mục đích của quy định này quan trọng nhất là tránh những trường hợp chạy theo số lượng tuyển tràn lan. Đa phần các trường hiện nay làm nghiêm túc, nên nếu lỡ tuyển vượt 5-10 sinh viên thì quan điểm của tôi là không nên xử phạt", ông Phúc nói.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar