14/12/2019 13:22 GMT+7

Thiếu nhân lực nhưng chỉ cần người giỏi

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Hiện nay các doanh nghiệp đều cần nhân lực chất lượng cao và chỉ chú trọng đến chất lượng ứng viên. Đây là thách thức với sinh viên và đòi hỏi các bạn trẻ phải thay đổi, chủ động tích lũy và trau dồi để thích ứng với nhu cầu tuyển dụng.

Thiếu nhân lực nhưng chỉ cần người giỏi - Ảnh 1.

Ông Phạm Phú Bình đánh giá thái độ của các sinh viên có mặt tại buổi tọa đàm - Ảnh: TR.HUỲNH

Đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết như vậy tại tọa đàm "Doanh nghiệp và sinh viên" với chủ đề "Tuyển dụng của doanh nghiệp và hướng đi cho nhân sự trẻ trong giai đoạn hiện nay", do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức ngày 13-12.

Nếu các sinh viên này là ứng viên thì tôi sẽ loại nhiều bạn. Lý do là hôm nay các bạn có mặt ở đây để tiếp nhận thông tin nhưng lại không chịu nghe mà làm việc riêng, thể hiện thái độ không tốt.

Ông Phạm Phú Bình

Dự tọa đàm đã thấy "thái độ"

Ông Phạm Phú Bình, trưởng bộ phận tuyển dụng - đào tạo Tập đoàn Hoa Sen, cho biết doanh nghiệp nói chung hiện đang thiếu nhiều và rất cần nhân sự ở nhiều mảng, trong đó đặc biệt là kinh doanh. "Nhưng phần lớn các bạn trẻ không đánh giá cao công việc kinh doanh. Các bạn thích ngồi trong văn phòng máy lạnh, thích làm những thứ cao siêu", ông Bình nói.

Nhiều người tỏ ra bất ngờ với đánh giá thẳng thắn của ông Bình với các sinh viên "5 tốt" có mặt tại buổi tọa đàm này. 

Trao đổi với sinh viên, ông Bình nói: "Nếu các sinh viên này là ứng viên thì tôi sẽ loại nhiều bạn. Lý do là hôm nay các bạn có mặt ở đây để tiếp nhận thông tin nhưng lại không chịu nghe mà làm việc riêng, thể hiện thái độ không tốt. 

Phần đông sinh viên mới ra trường khi đến phỏng vấn ở các doanh nghiệp bị đánh rớt ngay vòng đầu tiên do người tuyển dụng đã quan sát thái độ ứng viên từ cách ngồi, tiếp xúc với doanh nghiệp, nếu không ưng ý sẽ loại luôn". 

Ông Bình dẫn ví dụ mới đây, một sinh viên đến xin việc đã trả lời "không có thời gian để tìm hiểu thông tin về công ty". "Với những ứng viên như vậy không doanh nghiệp nào tuyển", ông Bình khẳng định.

Bà Nguyễn Việt Nhân - trưởng phòng nhân sự thu hút nhân tài Công ty Suntory Pepsico VN Beverage - thì nói thẳng: "Nhìn chung khi tiếp xúc với sinh viên, chúng tôi luôn nhận thấy các bạn trẻ luôn trong tâm thế không biết mình học để làm gì, có chọn đúng ngành hay không, học xong ra làm gì, công ty nào tuyển, mình có thể làm được gì"...

"Nhiều công ty có chương trình quản trị viên tập sự là cơ hội tốt nhất để sinh viên rèn luyện. Việc đi làm thêm trong quá trình học giúp các bạn có nhiều trải nghiệm và kỹ năng. Những hoạt động ngoại khóa, thiện nguyện, Mùa hè xanh... là cơ hội để các bạn trang bị nhiều kỹ năng để sau này ra trường làm việc tốt ở mọi công ty. Bên cạnh đó, ngoại ngữ, tin học, tương tác xã hội cũng là kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bạn có vị trí việc làm tốt nếu bạn sở hữu nó", bà Nhân chia sẻ.

Trang bị kỹ năng, trách nhiệm của ai?

Ngô Trọng Nguyễn - sinh viên năm 3 Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho rằng hiện nay đang thiếu sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Lẽ ra chuẩn đầu ra của sinh viên phải tương thích với yêu cầu đầu vào của doanh nghiệp (các kỹ năng doanh nghiệp cần ở một ứng viên). 

Thực tế tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp khá nhiều, "tỉ lệ chọi" trong tuyển dụng cao hơn cả trong tuyển sinh. Việc chỉ tập trung đầu tư cho kiến thức không còn là điều duy nhất mà cần phải có kỹ năng và thái độ tốt. Nhiều sinh viên ra trường ảo tưởng vào bằng đỏ của mình mà thiếu kỹ năng, thái độ... nên mất đi cơ hội việc làm. 

Từ đó Nguyễn đề xuất: "Nhà trường cần có nội dung đào tạo kỹ năng, giáo dục thái độ để sinh viên vừa có kiến thức và đủ kỹ năng để sẵn sàng thích ứng với mọi sự thay đổi trong cuộc sống".

Nguyễn Huỳnh Trang Nhã, sinh viên năm 1 Trường ĐH Kinh tế - luật, thì băn khoăn việc nếu phải tự trang bị thêm kỹ năng, thái độ bên cạnh kiến thức học được ở giảng đường, sinh viên phải đánh đổi thời gian học chuyên môn. 

Về việc này, bà Nguyễn Việt Nhân cho rằng sinh viên cần phải trả lời được câu hỏi mình học để làm gì, từ đó biết mình cần ưu tiên trang bị gì. 

Ông Đặng Hoàng Trung - giám đốc nhân sự Công ty USG BORAL Vietnam - cho rằng trách nhiệm phát triển bản thân mình để phù hợp với chuẩn tuyển dụng đầu tiên là của chính sinh viên. 

"Việc đi làm thêm, tham gia các hoạt động ngoại khóa để rèn kỹ năng nằm trong tầm tay của các bạn. Bên cạnh đó, các câu lạc bộ - đội - nhóm cũng là môi trường rèn luyện kỹ năng rất tốt", ông Trung nói.

Chú trọng chất lượng, giảm số lượng trong tuyển dụng

Bà Nguyễn Thị Vọng - giám đốc Học viện Fresher Academy FPT Software TP.HCM - cũng cho biết ứng viên luôn có điểm cộng nếu hồ sơ có các thông tin từng đi làm thêm, các kỹ năng mềm...

Bà Vọng chia sẻ doanh nghiệp cần những sinh viên giỏi ngoại ngữ. Nhiều sinh viên đọc hiểu tốt nhưng giao tiếp bằng tiếng Anh không tốt. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đều cần ứng viên có kiến thức nền tảng vững vì nếu có kiến thức nền vững mới có thể tiếp cận công nghệ mới.

"Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần những người chủ động, mạnh dạn và có khả năng tự học. Trong những năm tới, chúng tôi sẽ tập trung chú trọng chất lượng ứng viên, giảm số lượng", bà Vọng cho hay.

Chỉ 30% trong 50.000 sinh viên CNTT đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp

Đó là nhận xét của ông Nguyễn Thanh Tuyên - phó vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ Thông tin - truyền thông - về nguồn nhân lực cho phát triển CNTT tại hội thảo về định hướng chính sách Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, giai đoạn 2021-2030, được tổ chức ngày 13-12 tại TP.HCM.

Ông Tuyên cho biết thêm, theo thống kê hiện nay, trong hơn 250 trường ĐH trên cả nước thì đến khoảng 150 trường có đào tạo ngành CNTT. "Đây là con số rất lớn nhưng chỉ có 20 trường có chỉ tiêu tuyển sinh trên 400 sinh viên ngành này trở lên, còn lại chỉ nhỏ lẻ" - ông Tuyên nói.

Về giải pháp, theo ông Tuyên, trong đào tạo ngành CNTT cần ưu tiên tập trung chất lượng hơn số lượng.

"Chúng tôi cũng sẽ đề xuất đầu tư mạnh hơn vào 20 trường lớn hiện đang giảng dạy CNTT ở Việt Nam" - ông Tuyên nói.

Ông Tuyên cũng cho rằng các trường có thể phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện những khóa đào tạo ngắn hạn cho các bạn trẻ để có thể tiệm cận với những nhu cầu thực tế và bắt kịp các công nghệ mới và một chuẩn chung cho các kỹ sư CNTT.

TR.NHÂN


'Bắt tay' đào tạo, tự đào tạo để giải bài toán thiếu nhân lực

TTO - Câu chuyện ngành du lịch Phú Quốc nói riêng, cả nước nói chung đang thiếu nhân lực, nhiều chuyên gia cho rằng cần có sự chung tay, phối hợp giữa đào tạo trong nhà trường và tại doanh nghiệp.

TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar