27/03/2025 11:48 GMT+7

Thiếu đất sản xuất, dân bỏ tái định cư vào rừng lập làng mới

Do 2 khu tái định cư hơn 500 tỉ đồng thiếu đất sản xuất, hàng trăm hộ dân lòng hồ Krông Pách Thượng đã vào rừng san lấp đồi núi, lập làng mới.

tái định cư - Ảnh 1.

Khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông, huyện Ea Kar) dành cho 464 hộ nhưng chỉ một nửa số dân đến ở, đất trống còn nhiều - Ảnh: TRUNG TÂN

Ngày 27-3, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo ngành chức năng sớm hoàn thiện 2 khu tái định cư 500 tỉ đồng để đưa dân về nơi ở ổn định.

Khu tái định cư hoành tráng nhưng thiếu đất sản xuất

Để đảm bảo cuộc sống cho hàng trăm hộ dân bị thu hồi đất phục vụ dự án hồ Krông Pách Thượng, UBND tỉnh Đắk Lắk xây hai khu tái định cư với hơn 500 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau nhiều năm, nhiều hộ dân đã bán đất, nhà, quay lại rừng do khu tái định cư còn quá nhiều bất cập.

Khu tái định cư số 1 tại xã Cư Elang, huyện Ea Kar nhìn từ trên cao như khu đô thị nhưng thiếu đất canh tác. 

Ba năm trước, anh Vàng Seo Cháng chuyển về đây, kỳ vọng được cấp 1 sào đất ở, 4,6 sào đất lúa và 5,4 sào đất rẫy. Nhưng gia đình anh chỉ nhận được 1 sào đất ở và hơn 2 sào đất lúa. 

Không có đất sản xuất, vợ chồng anh phải tha phương làm thuê nuôi bốn con nhỏ.

Theo ông Giàng Seo Sàng, trưởng thôn khu tái định cư số 1, nơi đây có 240 hộ với hơn 1.200 nhân khẩu. 

Đến nay khoảng 50% hộ chỉ nhận 2 - 3 sào đất lúa, đất rẫy chưa hộ nào được cấp. Nhiều hộ phải gửi con cho người quen để đi làm thuê, thậm chí bán nhà, rời đi nơi khác.

Thiếu đất sản xuất, dân bỏ tái định cư vào rừng lập làng mới - Ảnh 3.

Khu tái định cư số 1 tại xã Cư Elang, huyện Ea Kar nhìn từ trên cao như khu đô thị, nhưng thiếu đất canh tác

Khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông, huyện Ea Kar) còn bi đát hơn khi xây dựng cho 464 hộ nhưng chỉ một nửa số dân đến ở. Nhiều căn nhà đóng cửa im lìm, đất trống còn nhiều.

Anh Ma Xuân Sào (40 tuổi, khu tái định cư số 2) rời lòng hồ Krông Pách Thượng lên đây, nhận tiền đền bù hơn 2 tỉ đồng nhưng vẫn chưa có đất sản xuất. "Tiền đền bù đã ăn gần hết, buôn bán ế ẩm, đất canh tác không có, rồi đây không biết làm gì để sống", anh than thở.

Vì thiếu đất sản xuất, hàng trăm hộ đã từ chối vào khu tái định cư, tự di dời dọc tuyến đường Trường Sơn Đông (xã Cư San, M'Đrắk, Đắk Lắk) làm nhà, lập làng. Anh Ma A Tá cho biết thay vì đến khu tái định cư, gia đình anh được bà con chia hơn 3ha đất để canh tác, dù thiếu thốn nhưng vẫn có đất sản xuất.

Thiếu đất sản xuất, dân bỏ tái định cư vào rừng lập làng mới - Ảnh 4.

Anh Ma Xuân Sào (40 tuổi, khu tái định cư số 2, trái) nhận hơn 2 tỉ đền bù nhưng đất canh tác không có nên lo không biết làm gì để sống

Ông Nguyễn Đức Thảo - phó chủ tịch UBND huyện M'Đrắk - cho biết gần 200 hộ dân đã lấn chiếm đất dọc đường Trường Sơn Đông để xây nhà trái phép. Nguyên nhân chính là đất sản xuất ở 2 khu tái định cư chưa được cấp đủ.

Đẩy nhanh tiến độ khu tái định canh 200ha đất sản xuất

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban A), dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng có 2 khu tái định cư hơn 1.143ha, bố trí hơn 800 hộ dân bị ảnh hưởng.

Tại khu tái định cư số 1, có 319 hộ đã bố trí đầy đủ đất ở và . Tuy nhiên, 70ha đất màu chưa được bàn giao do dân chưa nhận tiền bồi thường. 

Còn khu tái định cư số 2 có 441/464 hộ đã được giao đất ở, nhưng chỉ 271 hộ xây dựng nhà cửa. Còn lại 193 hộ chưa chuyển về, nhiều hộ vẫn dựng nhà tạm dọc theo đường Đông Trường Sơn, gây mất trật tự và ảnh hưởng quản lý dân cư.

Thiếu đất sản xuất, dân bỏ tái định cư vào rừng lập làng mới - Ảnh 5.

Gia đình anh Ma Pháo (thứ 2 từ trái sang) sau khi nước lòng hồ thủy lợi dâng cao, chuyển hẳn về dọc tuyến đường Trường Sơn Đông sinh sống, không về khu tái định cư

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn cho biết hiện vẫn còn thiếu khoảng 200ha đất sản xuất cho dân tại hai khu tái định cư ở huyện Ea Kar. Nguyên nhân do bồi thường, giải phóng mặt bằng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ rừng sản xuất sang đất trồng trọt còn nhiều vướng mắc.

Bên cạnh đó khu vực dự kiến cấp đất cũng đang bị một số nhóm dân khác xâm canh, nên tỉnh phải thu hồi và hỗ trợ theo đúng quy định trước khi bàn giao đất. 

"Hiện nghị quyết của HĐND tỉnh đã có, hồ sơ bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng đã gửi lên Sở Nông nghiệp và Môi trường để tham mưu UBND tỉnh ra quyết định", ông Văn cho biết.

Thiếu đất sản xuất, dân bỏ tái định cư vào rừng lập làng mới - Ảnh 6.

Gần 200 hộ dân lấn chiếm dọc đường Trường Sơn Đông lập làng mới

Ông Văn nhấn mạnh sau khi bố trí đất ruộng và đất sản xuất cho dân hai khu tái định cư, tỉnh sẽ vận động người dân dọc hai bên tháo dỡ nhà cửa, di dời về khu tái định cư theo quy định. 

Dự án đội vốn, chậm tiến độ, Bộ Công an vào cuộc

Dự án thủy lợi Krông Pách Thượng có tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỉ đồng, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư hợp phần xây lắp công trình, Ban A làm chủ đầu tư hợp phần bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Dự án khởi công từ năm 2009, nhưng sau 16 năm, nhiều hạng mục vẫn dở dang. Mới đây, Bộ Công an đã đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ dự án để phục vụ điều tra.

Hồ chứa nước gần 3.000 tỉ đồng chậm triển khai, đội vốn gấp đôi

TTO - Dự án hồ chứa nước Krông Pách thượng (Đắk Lắk) chậm triển khai và sau 9 năm, tổng mức đầu tư vọt lên hơn 5.700 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với mức phê duyệt ban đầu. Song đến nay, dự án vẫn khắc khoải chờ cơ chế...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

34 tỉnh thành phải bắt tay ngay vào kiểm kê đất sau sáp nhập

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi 34 tỉnh, thành phố đề nghị phải tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

34 tỉnh thành phải bắt tay ngay vào kiểm kê đất sau sáp nhập

Danh sách 112 dự án ở TP.HCM được miễn giấy phép xây dựng

Sở Xây dựng TP.HCM vừa công bố danh mục 112 dự án đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng trên địa bàn TP.HCM.

Danh sách 112 dự án ở TP.HCM được miễn giấy phép xây dựng

Chính sách thuế ưu đãi vượt trội tại Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng và TP.HCM

Quốc hội vừa ban hành nghị quyết số 222 về Trung tâm tài chính quốc tế được đặt tại TP.HCM và Đà Nẵng, với nhiều chính sách đặc thù.

Chính sách thuế ưu đãi vượt trội tại Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng và TP.HCM

Những ngôi nhà 'nhiễm mùi tử thần' ở Nhật trở nên hấp dẫn khi giá bất động sản tăng vọt

Giá nhà đất tăng cao, người mua nhà Nhật Bản bắt đầu cân nhắc các bất động sản được phân loại 'xui xẻo' như một lựa chọn.

Những ngôi nhà 'nhiễm mùi tử thần' ở Nhật trở nên hấp dẫn khi giá bất động sản tăng vọt

Cần Thơ sau hợp nhất có 3 bảng giá đất, giải quyết ra sao?

Cần Thơ sau hợp nhất có 3 hệ thống bảng giá đất, có 3 mức thu các thủ tục hành chính đang gây ra một số khó khăn trên thực tế.

Cần Thơ sau hợp nhất có 3 bảng giá đất, giải quyết ra sao?

Đà Nẵng phát cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong các khu công nghiệp

Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết đang rà soát, để xử lý các doanh nghiệp được giao đất sử dụng sai mục đích.

Đà Nẵng phát cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong các khu công nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar