03/10/2016 12:00 GMT+7

​“Thiên thời, địa lợi” phải chờ “nhân hòa”

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Câu chuyện tự chủ đại học (ĐH) là vấn đề được xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ĐH Việt Nam nhưng bước đi lại khá chậm chạp.

GS.TSKH Hoàng Xuân Sính - Ảnh: Việt Dũng

Mới đây, trong hội nghị về tự chủ ĐH, GS.TSKH Hoàng Xuân Sính - chủ tịch hội đồng quản trị của trường ĐH tư đầu tiên ở VN- đã dùng hình ảnh về quản trị gia đình thông qua câu chuyện mẹ - con để nói vế vấn đề này.

GS.TSKH Hoàng Xuân Sính nói ví von: con gái đến tuổi trưởng thành, người mẹ muốn dạy con biết quán xuyến việc nhà nên giao phần chi tiêu cơm nước cho con.

Mẹ cho con quyết định mọi thứ, chỉ có yêu cầu duy nhất: dinh dưỡng đảm bảo cho cả già lẫn trẻ. Cũng việc ấy, nhưng người mẹ khác đòi hỏi khắt khe, can thiệp vào việc của con, chắc chắn con trẻ sẽ khó khăn.

Mẹ muốn con quán xuyến thì phải chia sẻ kinh nghiệm, hạn chế áp đặt.

Từ đây, bà đặt vấn đề: “Chúng tôi làm theo luật, nhưng luật phải sát với thực tiễn, không duy ý chí “cho ít mà bắt làm nhiều”, không phản khoa học, không thể thiếu vắng sự hợp tác giữa các nhà làm luật, các cấp quản lý và các trường ĐH”.

Câu chuyện tự chủ ĐH đã được nhắc đến từ hơn 20 năm trước nhưng đến nay vẫn chỉ lấp ló trong trạng thái “chưa quen” ở các trường ĐH Việt Nam.

Dù đã có 14 trường ĐH được thí điểm hoạt động theo hướng tự chủ nhưng tự chủ ĐH vẫn còn xa vời vợi ở phía trước.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga thừa nhận trong 14 trường này vẫn có trường chưa có hội đồng trường như luật định, số ít trường có hội đồng lại hoạt động hình thức, chưa trở thành cơ quan quyền lực cao nhất như mong muốn.

“Khi hội đồng trường chưa phát huy hết vai trò, khi chiến lược phát triển và hoạt động triển khai hằng ngày của trường không được giám sát từ một hội đồng trường đúng nghĩa, bộ chưa thể giao hết quyền tự chủ cho các trường. Bởi quyền lực tập trung trong tay hiệu trưởng, nếu có gì xã hội và sinh viên phải gánh hậu quả” - ông Ga nói.

Từ ý kiến của ông Ga cho thấy Bộ GD-ĐT không còn muốn “ôm”, ngược lại muốn các trường tự chủ nhưng cũng đối mặt với thực tế là nhiều trường chưa muốn tự chủ.

Như GS Trần Hồng Quân - chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam - nhận định đã qua giai đoạn phải thuyết phục nhà quản lý cho các trường tự chủ, giờ là làm sao thuyết phục các trường vào đường chạy.

Bởi tự chủ ĐH không chỉ là có thêm quyền mà còn phải kèm theo trách nhiệm.

Thế mới có chuyện một số trường hào hứng khi được cởi trói nhưng không ít trường ngần ngại.

Vì tự chủ là xa rời bầu sữa ngân sách, trường muốn tiếp tục được sống trong cơ chế quản lý tập trung để có được sự an nhàn nhưng ngược lại chất lượng đào tạo khó mà vươn lên được.

Tự chủ ĐH đã bước qua trang mới, có các yếu tố “thiên thời, địa lợi” nhưng còn lấn cấn ở “nhân hòa”.

Cơ chế, chính sách sẽ còn phải hoàn thiện nhưng điều quan trọng bây giờ là ông hiệu trưởng phải buông quyền hành tuyệt đối, phải điều hành trong sự giám sát của hội đồng trong mô hình ĐH tự chủ mới.

Phải xem tự chủ ĐH là mệnh lệnh, là thuộc tính tất nhiên một trường ĐH. Chỉ có thế tự chủ ĐH mới không còn là mục tiêu xa vời và đào tạo ĐH mới vào đường băng cất cánh.

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar