19/04/2018 14:47 GMT+7

Thi trắc nghiệm môn Địa lý, ghi nhớ 5 nguyên tắc

Thạc sĩ VŨ THỊ BẮC (giáo viên bộ môn Địa lý, Trường phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM)
Thạc sĩ VŨ THỊ BẮC (giáo viên bộ môn Địa lý, Trường phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM)

TTO - Việc làm bài thi môn Địa lý trắc nghiệm thực chất không quá khó nếu nắm vững một số nguyên tắc khi học và làm bài.

Thi trắc nghiệm môn Địa lý, ghi nhớ 5 nguyên tắc - Ảnh 1.

Thí sinh thi môn địa lý tại điểm thi trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên thuộc cụm thi ĐH Quốc gia TP.HCM 2017 - Ảnh: Như Hùng

Môn Địa lý là môn đòi hỏi sự tổng hợp, có tính logic, không hoàn toàn là môn thuộc bài, vì vậy những bạn học khối tự nhiên vẫn có thể làm bài thi tốt như các bạn học khối xã hội.

Thứ nhất, để ôn tập phần lý thuyết, các em nên chọn cách học phù hợp nhất với mình để nhớ bài một cách tốt nhất. Nhìn tổng thể sách giáo khoa (SGK) Địa lý lớp 12 được chia ra làm 4 phần: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. 

Các em có thể hệ thống lại bằng sơ đồ tư duy, bằng sơ đồ hình cây, bằng bảng hệ thống theo các phần kể trên.

Về cấu trúc đề, độ phân hóa của đề thi năm 2017 đã cao hơn, có những câu hỏi dễ, thuộc bài nhưng cũng có những câu hỏi đòi hỏi sự hiểu biết nhất định của thí sinh về môn học, đồng thời dạng câu hỏi mang tính thời sự. 

Vậy các em có thể dựa theo cấu trúc đề năm 2017 để hình dung ra một đề thi môn Địa lý có 40 câu hỏi trắc nghiệm làm trong 50 phút từ cơ bản đến nâng cao.  

Sơ đồ hệ thống bài học lớp 12 - Môn Địa lý:

Thi trắc nghiệm môn Địa lý, ghi nhớ 5 nguyên tắc - Ảnh 2.

Hệ thống hóa bài học lớp 12 bằng sơ đồ, bảng hệ thống:

Thi trắc nghiệm môn Địa lý, ghi nhớ 5 nguyên tắc - Ảnh 3.

Sau khi đã hệ thống các bài, các em có thể đi vào chi tiết từng bài. Các em làm theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ dễ đến khó. Nếu như trước đây các em cần nắm chắc kiến thức và học cách trình bày theo các bước cho đúng trình tự thì bây giờ yêu cầu đó lại là phải học kiến thức rộng hơn, chi tiết hơn. 

Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những câu yêu cầu trả lời nhanh và không quá rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn, vì vậy khi học cần lưu ý những chi tiết nhỏ.

Thứ hai, về phần kỹ năng môn Địa lý bao gồm hai phần nhỏ là biểu đồ và bảng số liệu:

+ Các loại biểu đồ:

- Biểu đồ tròn: khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng mà dưới 2 năm.

- Biểu đồ cột (đơn, đôi…): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm.

- Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.

- Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.

- Biểu đồ miền: khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên…

- Biểu đồ cột chồng: khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).

- Ngoài ra có dạng biểu đồ miền kết hợp với đường: thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên…  

Các dạng biểu đồ trong chương trình Địa lý phổ thông:

Thi trắc nghiệm môn Địa lý, ghi nhớ 5 nguyên tắc - Ảnh 4.

Khi làm đề trắc nghiệm phần biểu đồ và bảng số liệu, đề thi thường yêu cầu thí sinh chọn biểu đồ thích hợp nhất để chọn. Vì vậy các em phải cố gắng chọn đúng dạng biểu đồ, nếu không sẽ mất điểm từ 0,5-1,0 điểm (từ 4-5 câu) cho phần thi này.

+ Bảng số liệu: trong phần nhận xét bảng số liệu có thể đề bài yêu cầu tính toán, phân tích bảng số liệu, tìm ra quy luật, mối liên hệ giữa các số liệu, rút ra nhận xét hoặc giải thích. Về tính toán: Chuyển đổi số liệu tuyệt đối sang tương đối (%); tính đại lượng mới như tính mật độ dân số (người/km2); tính năng suất (tấn/ha; tạ/ha)...

Thứ ba, để sử dụng Atlat hợp lý, trả lời cho các câu hỏi trong quá trình làm bài thi THPT quốc gia 2018, các em cần lưu ý những vấn đề sau:

- Nắm chắc các ký hiệu: nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp... ở trang 3 của quyển Atlat.

- Biết rõ câu hỏi để có thể dùng Atlat: tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó… đều có thể dùng Atlat.

- Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat: thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn...), cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết.

- Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi: trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31).  

Nguyên tắc sử dụng Atlat hợp lý:

Thi trắc nghiệm môn Địa lý, ghi nhớ 5 nguyên tắc - Ảnh 5.

Thứ tư, để làm một bài thi dạng trắc nghiệm môn xã hội, các em cần lưu ý những điều sau:

- Phải tìm được "key word" (từ khóa) trong câu hỏi: đây chính là mấu chốt để em giải quyết vấn đề. Mỗi khi đọc câu hỏi xong, xác định được từ khóa giúp em định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ khóa ấy, nhanh chóng loại bỏ đáp án sai.

- Phương pháp loại trừ: khi em không có một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp em tìm ra câu trả lời đúng. Có thể thay vì đi tìm đáp án đúng, em hãy thử tìm phương án sai… Đó cũng là một cách loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.

- Sử dụng Atlat: là tài liệu được phép sử dụng trong phòng thi, vì vậy nếu không nhớ một câu lý thuyết nào đó, em hãy sử dụng Atlat một cách triệt để để tìm được câu trả lời đúng.

- Thời gian: các em thường phân bố thời gian không hợp lý, dành quá nhiều thời gian cho một câu. Làm bài theo nguyên tắc "dễ trước, khó sau" để lấy được điểm các phần mình chắc ăn. 

Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ" của mình thì hãy sang những câu hỏi khác, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận. Nguyên tắc là không bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán.

- Làm đề trắc nghiệm càng nhiều càng tốt: các em nên dành thời gian giải nhiều đề thi trắc nghiệm hơn, tập dần với các câu hỏi trắc nghiệm như thế để không bỡ ngỡ khi vào phòng thi. Từ đó, các em sẽ khắc phục được những lỗi mà mình thường gặp, cũng như tìm được một phương pháp làm bài tối ưu cho bài trắc nghiệm.

Mong rằng qua những điều cô vừa chia sẻ, sẽ giúp các em làm bài tốt hơn trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các em thành công!

TTO - Trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, Phạm Hữu Triết (sinh viên năm nhất Trường ĐH Y dược TP.HCM) đạt điểm 10 ở ba môn toán, hóa, sinh.

Thạc sĩ VŨ THỊ BẮC (giáo viên bộ môn Địa lý, Trường phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tặng laptop, miễn phí ký túc xá cho tân sinh viên

Năm 2025, tân sinh viên Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị sẽ được nhà trường tặng một máy tính xách tay phục vụ học tập, nghiên cứu và phát triển kỹ năng số.

Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tặng laptop, miễn phí ký túc xá cho tân sinh viên

14 trường đào tạo y dược phía Bắc dự kiến học phí: Cao nhất 530 triệu/năm

Năm 2025, nhiều trường đại học đào tạo lĩnh vực khoa học sức khỏe ở phía Bắc đã công bố mức thu học phí dự kiến cho năm học 2025 - 2026, trong đó có trường tăng 10 - 13 triệu đồng/năm.

14 trường đào tạo y dược phía Bắc dự kiến học phí: Cao nhất 530 triệu/năm

Hà Nội dự kiến công bố điểm chuẩn lớp 10 ngày 4-7, đón xem trên Tuổi Trẻ Online

Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, ngày 4-7 sẽ xét và công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026 ngay sau khi công bố điểm thi.

Hà Nội dự kiến công bố điểm chuẩn lớp 10 ngày 4-7, đón xem trên Tuổi Trẻ Online

Góp ý cho kỳ thi tốt nghiệp THPT: Một đề thi khó đảm bảo hai mục tiêu

Một đề thi không thể cùng lúc vừa đảm bảo phổ rộng để xét tốt nghiệp, vừa phải có độ phân hóa sâu để làm công cụ tuyển sinh.

Góp ý cho kỳ thi tốt nghiệp THPT: Một đề thi khó đảm bảo hai mục tiêu

Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh phải đóng lệ phí 2 lần, có đúng quy định?

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, năm 2025 không còn xét tuyển sớm, nhưng đến nay nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh đăng ký, nộp minh chứng xét tuyển…

Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh phải đóng lệ phí 2 lần, có đúng quy định?

Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm đợt thi đánh giá năng lực cho thí sinh bị sự cố

Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực đợt bổ sung, dành cho thí sinh bị ảnh hưởng bởi sự cố trong kỳ thi đợt 2 năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm đợt thi đánh giá năng lực cho thí sinh bị sự cố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar