10/07/2023 09:40 GMT+7

Thép Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, doanh nghiệp Việt 'khóc ròng'

Nhiều doanh nghiệp "khóc ròng" khi xu hướng nhập khẩu thép đang tăng trở lại, tới 3,9 tỉ USD trong năm tháng đầu năm. Vì sao lại có nghịch lý này khi Việt Nam có những nhà máy thép hàng đầu khu vực?

Thép nhập khẩu ùn ùn nhập về Việt Nam, trong khi doanh nghiệp trong nước dư hàng, bán ế ẩm - Ảnh: T.L.

Thép nhập khẩu ùn ùn nhập về Việt Nam, trong khi doanh nghiệp trong nước dư hàng, bán ế ẩm - Ảnh: T.L.

Việc nhập khẩu tràn lan có thể khiến ngành thép trong nước đứng trước khó khăn, cắt giảm sản xuất, giảm nhân sự. Nhiều ý kiến cho rằng biện pháp quản lý chưa hợp lý.

Khó ngay trên sân nhà

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp như Hòa Phát, Tôn Hoa Sen, Tôn Đông Á... sản xuất đa dạng sản phẩm từ thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, cán nguội, tôn mạ... đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc. Công suất sản xuất ngành thép Việt Nam đang xoay quanh mức 29 - 30 triệu tấn/năm, vượt nhu cầu sử dụng trong nước.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm của các doanh nghiệp trong hội đạt 11 triệu tấn, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thép Trung Quốc nhập vào Việt Nam vẫn tăng rất mạnh, theo VSA, đạt tới hơn 2,65 triệu tấn, chiếm hơn 52% tổng sản lượng thép nhập khẩu.

Trung Quốc chiếm tới trên một nửa sản lượng thép trên thế giới. Ông Trần Đình Long - chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - khi phát biểu tại đại hội cổ đông gần đây cho rằng khi Trung Quốc tăng cường xuất khẩu là áp lực lớn với ngành thép trong nước. Thực tế này đã khiến không ít doanh nghiệp ngành thép lâm vào cảnh loay hoay, công nhân "bí" việc.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, nhiều doanh nghiệp thép lớn đã phải dừng nhiều lò, hoạt động chỉ khoảng 50% công suất, thậm chí thấp hơn.

Nghịch lý đang diễn ra?

Ông Nghiêm Xuân Đa - chủ tịch VSA - cho rằng thép là ngành công nghiệp xương sống, chất lượng thép tác động đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. Tiêu thụ trong nước lao dốc, xuất khẩu khó trong khi sản phẩm nhập khẩu ùn ùn khiến các doanh nghiệp thép lao đao.

Vấn đề là theo quy định của Việt Nam, thép không nằm trong mặt hàng nhóm 2 gây mất an toàn nên không yêu cầu công bố hợp quy, kiểm tra sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu. Thép được nhập khẩu đa phần được hưởng mức thuế 0%, trong khi thép Việt Nam xuất khẩu sang nhiều nước phải chịu thuế rất cao.

Ví dụ, thép HRC của các nhà sản xuất Việt Nam bán vào thị trường Thái Lan chịu thuế hơn 42%. Hay thép cán nguội từ Việt Nam (sử dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ lãnh thổ Đài Loan và Hàn Quốc) xuất khẩu vào Mỹ bị áp thuế hơn 450%, nhưng cũng sản phẩm này từ Trung Quốc vào Việt Nam chỉ phải chịu thuế chống bán phá giá dao động trong khoảng 4,43 - 25,22%...

Hơn nữa, các biện pháp phòng vệ thương mại như tự vệ phôi thép đã bị dỡ bỏ, các sản phẩm thép khác như tôn mạ, tôn màu, thép cuộn cán nóng (HRC), ống thép, thép dự ứng lực... đều không phải chịu bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào.

Một doanh nghiệp lớn trong ngành thép nhấn mạnh thép Việt xuất khẩu sang các nước phải có giấy chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn của riêng từng nước khá khắt khe. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chấp nhận tiêu chuẩn do doanh nghiệp tự soạn và công bố.

Cần hàng rào kỹ thuật chuẩn quốc tế

Lãnh đạo một doanh nghiệp thép có trụ sở tại quận Phú Nhuận (TP.HCM) cho rằng doanh nghiệp trong nước căng mình chịu trận khó khăn để duy trì sản xuất, giữ chân lao động, trong khi mỗi năm vẫn chi hàng tỉ USD nhập khẩu thép hưởng thuế 0% và không phải chịu bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào là một nghịch lý.

Do đó cần thiết lập hàng rào kỹ thuật chất lượng nhằm mục đích kiểm soát tuân thủ chất lượng, điều tiết lượng hàng nhập khẩu. Bởi thực tế nhiều nước đã dựng hàng rào quy chuẩn kỹ thuật khắt khe.

Vị này dẫn chứng như xuất khẩu thép vào Indonesia, các sản phẩm phải được cấp chứng nhận SNI là tiêu chuẩn quốc gia của Indonesia. Hàng loạt tiêu chí như khi cấp SNI cần có người đại diện, công ty ở Indonesia, sau đó tiếp tục xin cấp sử dụng nhãn SNI...

Đồng quan điểm, ông Trần Tuấn Đại - tổng giám đốc Công ty CP công nghiệp Á Mỹ - cho rằng hàng rào kỹ thuật Việt Nam tuy có nhưng rất đơn giản khi chỉ đánh giá sản phẩm mẫu. Cần lập hàng rào kỹ thuật theo chuẩn mực quốc tế để ngăn chặn hàng nhập khẩu kém chất lượng.

Ông Nghiêm Xuân Đa cho rằng cần xây dựng quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, thép nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam.

Cũng nên tăng cường điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp để hạn chế sản phẩm thép cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước. Ngoài ra, cần xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu...

Thép Việt bán ra giảm gần 20%

Theo nhiều doanh nghiệp, hầu hết các nước đều tập trung đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp thép để tăng sức cạnh tranh. Như Trung Quốc miễn giảm, hoàn thuế với thép hợp kim, thép cuộn... để đẩy mạnh xuất khẩu. Mỹ, EU, Hàn Quốc tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo VSA, thép Việt bán ra năm tháng qua chỉ đạt 10,4 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022, dù từ đầu năm đến nay thép trong nước đã có 13 phiên giảm giá.

Thép Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Ngành thép Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, trong đó nguy cơ bị bóp nghẹt bởi thép nhập khẩu, nhất là lượng thép Trung Quốc đang ngày càng nhiều.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay

Sasco - một doanh nghiệp có chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay Tân Sơn Nhất, vừa ghi nhận hoạt động thoái bớt vốn từ cổ đông chiến lược lâu năm. Hai cổ đông này đều có liên quan ông Johnathan Hạnh Nguyễn - chủ tịch Sasco.

Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay

Vinpearl 'bắt tay' cùng 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Liên bang Nga

Vinpearl đã ký kết Biên bản ghi nhớ với 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Nga là Anex Tourism Russia, FUN & SUN, One Click Travel và Coral Travel.

Vinpearl 'bắt tay' cùng 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Liên bang Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar