27/05/2012 10:32 GMT+7

Theo chân dân đào thiếc

NGUYỄN VĂN TÌNH thực hiện
NGUYỄN VĂN TÌNH thực hiện

TT - Trên số báo ra ngày 17-5, Tuổi Trẻ có bài về “thiếc tặc” đào địa đạo dưới thung lũng Tình Yêu (Đà Lạt). Sau đó, một độc giả là kỹ sư khoáng sản - anh Nguyễn Văn Tình - đã gửi đến tòa soạn một loạt ảnh mà anh chụp được trong một chuyến theo chân “thiếc tặc”.

Phóng to
Một miệng hầm được mở ở lưng chừng núi, những cây thông bên trên đang chết dần chết mòn

Anh Tình kể: Trong một chuyến đi công tác ở Đà lạt, tôi đã tìm cách làm quen với những người khai thác thiếc lậu. Bảo rằng mình là một kỹ sư khoáng sản đi làm công tác nghiên cứu, những người đào thiếc đã chấp nhận cho tôi tháp tùng.

Theo hướng con đường mới đi về Nha Trang, cách thành phố Đà Lạt khoảng 30km, ta sẽ gặp một thị trấn nhỏ huyện Lạc Dương mà dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số và rất ít người Kinh. Nghề của họ là canh tác số ít cà phê, rau và chủ yếu là khai thác thiếc trong các rừng thông gần đó. Tại con dốc Tình là đường dẫn vào núi Khôn và núi Cao.

Nơi đây, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy những cái giếng sâu hun hút, có cái đến 30m. Người đào thiếc tụt xuống giếng và dò tìm những luồng thiếc rồi đào đường hầm theo đó để khai thác. Cũng có chỗ luồng thiếc ở gần mặt đất nên người đào mở miệng hầm lộ thiên. Việc khai thác thiếc lậu phải nói là quá mạo hiểm với tính mạng.

Những rừng thông ở khu vực đào bới tìm thiếc đã bị tàn phá nặng nề. Đà Lạt đang ngày càng xấu đi, nóng lên cũng có một phần lớn do việc không quản lý được “thiếc tặc”.

Phóng to
Hầm chỉ vừa một người ngồi đào, dưới giếng sâu 8m, từ thành đáy giếng vào sâu 10m, hầm tối tuyệt đối và rất ngạt
Phóng to
Đất đào được cho vào những túi nilông để chuyển lên mặt đất
Phóng to
Hai người thay phiên nhau đào và vận chuyển đất từ hầm ra đáy giếng rồi được kéo lên trên, mỗi giếng hầm có 3-4 người
Phóng to

Các bà mẹ đãi thiếc trên con suối cạnh cửa hầm, các em nhỏ đều không đi học mà vào rừng cùng đãi thiếc

Phóng to
Giếng được căng bạt che mưa, đào mương xung quanh tránh nước xuống và có ròng rọc kéo đất lên
Phóng to
Xẻ núi và bơm nước lên để đãi thiếc bằng máng gỗ
NGUYỄN VĂN TÌNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar