29/01/2016 11:44 GMT+7

Thêm thủ tục phiền hà cho người bệnh

LÊ THANH HÀ (lethanhha@tuoitre.com.vn)
LÊ THANH HÀ ([email protected])

TT - Theo thông tư 40/2015/TT-BYT có hiệu lực từ 1-1-2016, nhiều bệnh nhân khi xuất viện hoặc đến khám bệnh ở bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương, nếu bác sĩ có chỉ định tái khám đều phải mất thêm thời gian đợi lấy giấy hẹn khám lại của bệnh viện.

Trước đây, việc tái khám do bác sĩ điều trị quyết định và ghi ngày hẹn tái khám trực tiếp ngay trên toa thuốc, sổ khám bệnh...

Làm khổ người bệnh

Thông tư của Bộ Y tế quy định giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng một lần trong thời hạn mười ngày làm việc.

Giấy hẹn khám lại đối với người bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) được Bộ Y tế quy định mẫu, ngoài những nội dung về mặt hành chính (tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, số thẻ BHYT, hạn sử dụng thẻ, ngày khám bệnh, ngày vào viện, ngày ra viện, chẩn đoán, bệnh kèm theo), giấy hẹn còn phải có chữ ký của bác sĩ hoặc y sĩ khám bệnh, có chữ ký của đại diện bệnh viện và đóng dấu bệnh viện.

9g30 sáng 28-1, tại khoa khám bệnh Bệnh viện Ung bướu TP.HCM có rất đông bệnh nhân sau khi khám bệnh phải ngồi đợi để lấy giấy hẹn khám lại. Trong hẹn khám lại, ngoài chữ ký của bác sĩ điều trị còn có chữ ký của bác sĩ Võ Tuấn - trưởng khoa khám bệnh - ký thay giám đốc bệnh viện.

Ông Đ.Đ. (74 tuổi, Bình Thuận) cho biết ông bị bướu vành tai, mổ cách đây một tháng. Lần này tái khám xong, bác sĩ nói ông phải ngồi đợi lấy giấy hẹn khám lại. Sau khoảng 15 phút, ông nhận được giấy hẹn và đi về.

Tương tự, bà L.T.K.T. (64 tuổi, TP.HCM) bị ung thư vú, ung thư cổ, mổ cách đây khoảng một năm, lần này khám xong cũng phải ngồi đợi lấy giấy hẹn khám lại, không được về ngay như mọi lần.

Nhiều bệnh nhân, trong đó có bà T.T.H. (61 tuổi, TP.HCM), khi nhận giấy hẹn khám lại ở Bệnh viện Ung bướu TP, trong đó bác sĩ hẹn một tháng sau quay lại khám nhưng trong giấy hẹn lại có câu “Giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng một lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được hẹn khám lại”.

Theo một bác sĩ của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, quy định giấy hẹn khám lại gây phiền hà thêm cho người bệnh, thêm việc cho bác sĩ, điều dưỡng và bệnh viện.

Thay vì khám xong, bác sĩ ghi hẹn trên toa thuốc hoặc sổ khám bệnh rồi về luôn thì nay phải đợi khoa khám bệnh chuyển giấy hẹn lên cho trưởng khoa khám bệnh hoặc phòng kế hoạch tổng hợp ký tên, đóng dấu xong mới giao cho bệnh nhân.

Để làm thủ tục hành chính này mất khoảng 15-30 phút hoặc có thể lâu hơn. Chưa kể, giấy hẹn chỉ có giá trị 10 ngày làm việc là rất bất hợp lý. Đối với bệnh nhân ung thư, sau khi điều trị ổn thì tùy tình hình sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ sẽ hẹn tái khám sau 1, 2 hoặc 3 tháng.

Không hợp lý

Theo Bệnh viện Chợ Rẫy, việc Bộ Y tế quy định phải có tờ giấy hẹn khám lại riêng cũng tốt. Tuy nhiên, quy định giấy hẹn phải có đại diện bệnh viện ký tên, đóng dấu bệnh viện bên cạnh chữ ký của bác sĩ điều trị thì hơi... căng và hành chính quá.

“Quy định mới không thuận lợi, thậm chí để cho trưởng khoa ký tên cũng không phù hợp. Với quy định này bác sĩ vừa khám xong, điều dưỡng phải in giấy hẹn ra rồi phải có điều dưỡng khác cầm giấy hẹn đi tìm bác sĩ lãnh đạo khoa, phòng (nếu được ủy quyền) ký tên. Trong khi tại bệnh viện đã phân công bác sĩ điều trị hẹn tái khám luôn cho bệnh nhân.

Như vậy việc hẹn tái khám được rải đều ra cho bác sĩ điều trị. Để bác sĩ điều trị ký tên hẹn tái khám là phù hợp nhất vì chỉ có bác sĩ điều trị cho toa thuốc, liều điều trị mới thật sự hiểu bệnh, biết bệnh nhân cần tái khám hay không...” - một bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết - giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương - cũng cho rằng quy định giấy hẹn phải có chữ ký và dấu mộc của đại diện bệnh viện là không hợp lý và làm khổ bệnh nhân, khổ bệnh viện.

Theo quy trình khám bệnh lâu nay của bệnh viện, bác sĩ hẹn tái khám cho bệnh nhân trong sổ khám bệnh, số bệnh nhân cần tái khám khá nhiều.

“Bây giờ ban giám đốc phải thay nhau ký giấy hẹn và chuyển đi đóng mộc thì làm sao có thời gian làm việc? Chưa kể bệnh nhân thay vì khám xong lấy toa đi về thì bây giờ phải đợi ký, đóng mộc giấy hẹn, kéo thêm thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Quy định này còn gây tốn kém không cần thiết, rất mất thời gian, tốn sức nhân viên, chi phí mực in, tốn giấy in” - bác sĩ Diễm Tuyết nói.

“Thêm một tờ giấy là thêm một công việc”

Theo bác sĩ Võ Văn Tiến - giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi, trước đây khi hẹn tái khám bác sĩ chỉ cần ghi vào đơn thuốc của bệnh nhân, còn bây giờ “thêm một tờ giấy là thêm một công việc”. Bác sĩ phải ghi đầy đủ thông tin theo mẫu đó để cấp cho bệnh nhân, lãnh đạo bệnh viện phải ký tên, nhân viên phải đóng thêm dấu, mất thêm thời gian của người bệnh.

“Để làm đúng quy định về giấy hẹn khám lại, bệnh viện phải ủy quyền cho một số phòng chuyên môn như kế hoạch tổng hợp, khoa khám bệnh, các phó giám đốc bệnh viện để ký giấy hẹn cho bệnh nhân” - bác sĩ Võ Văn Tiến nói.

LÊ THANH HÀ ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'

29 cán bộ bán chuyên trách được phân về các khu phố ở phường Xuân Hương - Đà Lạt (Lâm Đồng) hỗ trợ trực tiếp cho dân làm thủ tục hành chính.

Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'

Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường?

Thủ tướng chỉ thị yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026. Trong khi đó chuyên gia có ý kiến khác nhau.

Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường?

Một công an đang đi bộ thể dục bị bánh xe container văng ra tông chết

Một cán bộ Công an phường An Nhơn Bắc (Gia Lai) đi bộ thể dục sau giờ làm việc, bất ngờ bị cặp bánh xe container văng ra, tông chết tại chỗ.

Một công an đang đi bộ thể dục bị bánh xe container văng ra tông chết

Khuyến sinh cần 'liều thuốc' đủ mạnh

Các chính sách có phải là "liều thuốc" đủ mạnh để khuyến sinh khi mà mức sinh tại nước ta "thấp dần đều" đáng báo động trong nhiều năm.

Khuyến sinh cần 'liều thuốc' đủ mạnh

Vì sao chủ tịch Đà Nẵng chỉ thị chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính?

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết đã ký ban hành chỉ thị về việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn thành phố.

Vì sao chủ tịch Đà Nẵng chỉ thị chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính?

Gia Lai cấm 650 tàu cá không đủ điều kiện ra khơi đánh bắt

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu xác định rõ 650 tàu cá không đủ điều kiện hoạt động và giao chính quyền địa phương quản lý chặt, không cho ra khơi.

Gia Lai cấm 650 tàu cá không đủ điều kiện ra khơi đánh bắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar