15/04/2020 17:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thêm một robot hỗ trợ khu vực cách ly COVID-19

T. HÀ
T. HÀ

TTO - Ngày 15-4, robot có tên NaRoVid1 đã được thử nghiệm hoạt động lau sàn khử khuẩn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội.

Thêm một robot hỗ trợ khu vực cách ly COVID-19 - Ảnh 1.

Robot NaRoVid1 được thử nghiệm hoạt động lau sàn khử khuẩn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 - Ảnh: NGUYỄN HƯNG

Đây là kết quả của đề tài nghiên cứu được Bộ Khoa học và công nghệ giao cho Viện Ứng dụng công nghệ thực hiện và viện đã hoàn thành trong vòng hơn hai tuần.

Các robot có thể hoạt động trong khu vực cách ly các bệnh nhân COVID-19 để thay thế, hỗ trợ nhân viên y tế công việc lau sàn nhà dùng chất khử khuẩn.

Robot có tên NaRoVid1 đã được thử nghiệm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội.

PGS.TS Mai Anh Tuấn - trưởng nhóm nghiên cứu đề tài - cho biết robot có thể chứa tối đa 10 lít dung dịch khử khuẩn trong một lần hoạt động và làm việc liên tục trong vòng 2 giờ.

Thêm một robot hỗ trợ khu vực cách ly COVID-19 - Ảnh 2.

Robot có thể khử khuẩn chính mình trước khi đi ra khỏi phòng cách ly, đảm bảo đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn - Ảnh: NGUYỄN HƯNG

Nhờ được gắn các cảm biến, robot có thể tự động di chuyển, tránh mọi vật cản trên đường đi. Với thiết kế đặc biệt, robot dễ dàng đi vào dưới giường bệnh, đi vào mọi ngóc ngách của phòng bệnh để vệ sinh và khử khuẩn sạch sẽ.

Đặc biệt, robot có thể khử khuẩn chính mình trước khi đi ra khỏi phòng cách ly. Đây là một tính năng mới, đảm bảo đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, NaRoVid 1 cũng có tính năng di chuyển theo chu trình do người vận hành thiết lập linh hoạt, tự động về vị trí sạc sau khi kết thúc chu trình.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Minh Quân - phó trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh, việc ứng dụng robot giúp các y bác sĩ tiết kiệm nhiều thời gian, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Khả năng chứa dung dịch của robot cũng giúp việc tiếp thêm dung dịch khử khuẩn được giãn cách, nếu cứ 30 phút lau một lần, robot mất khoảng 15 phút để hoạt động. Như vậy, một ngày nhân viên y tế chỉ cần ba lần bổ sung dung dịch, thay vì phải ra vào phòng bệnh đến hàng chục lần một ngày nếu lau thủ công.

"Thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến robot để đáp ứng tốt hơn trong quá trình hoạt động thực tế. Viện Ứng dụng công nghệ sẽ phối hợp với các đơn vị sản xuất để chuyển giao công nghệ, lên phương án sản xuất robot đáp ứng kịp thời cho các bệnh viện, khu vực cách ly khi có yêu cầu" - đại diện Viện Ứng dụng công nghệ cho biết.

Việt Nam chế tạo thành công robot hỗ trợ bác sĩ chăm sóc bệnh nhân cách ly

TTO - Robot y tế có tên là Vibot ra đời sau hai tuần được đặt hàng để tham gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, không chỉ phục vụ bệnh nhân mà còn là phương tiện tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân đang điều trị cách ly.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar