07/04/2020 15:33 GMT+7

Việt Nam chế tạo thành công robot hỗ trợ bác sĩ chăm sóc bệnh nhân cách ly

T. HÀ
T. HÀ

TTO - Robot y tế có tên là Vibot ra đời sau hai tuần được đặt hàng để tham gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, không chỉ phục vụ bệnh nhân mà còn là phương tiện tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân đang điều trị cách ly.

Việt Nam chế tạo thành công robot hỗ trợ bác sĩ chăm sóc bệnh nhân cách ly - Ảnh 1.

Vibot có khả năng tương tức giữa bác sĩ và bệnh nhân qua hệ thống đường truyền riêng gắn trên robot, Ảnh: NGUYỄN HƯNG

Sau hai tuần được Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) đặt hàng, các nhà khoa học của Học viện Kỹ thuật quân sự đã cho ra đời phiên bản 1a của sản phẩm robot hỗ trợ y tế, đặt tên là Vibot.

Robot có tên Vibot có khả năng đưa thuốc, thu gom rác, đưa cơm cho bệnh nhân đồng thời tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân qua hệ thống đường truyền riêng gắn trên robot. Sản phẩm hướng tới các tính năng hiện đại theo mẫu robot TUG của Hãng Aethon, Mỹ.

Trước mắt, một con robot này có thể hỗ trợ công việc của 3 - 5 nhân viên y tế.

Việt Nam chế tạo thành công robot hỗ trợ bác sĩ chăm sóc bệnh nhân cách ly - Ảnh 2.

Robot y tế Vibot đã được thử nghiệm thành công tại bệnh viện, Ảnh: NGUYỄN HƯNG

Sáng 7-4, tổ chuyên gia do Bộ trưởng Bộ KH&CN thành lập đã họp đánh giá kết quả giai đoạn 1 nghiên cứu, chế tạo robot Vibot-1a với tỉ lệ 100% thành viên đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế xem xét cho phép sử dụng tại các cơ sở cách ly.

Theo ông Đàm Bạch Dương, vụ trưởng Vụ Công nghệ cao (Bộ KH&CN), sau khi sản phẩm thành công bước đầu, căn cứ trên nhu cầu thực tế của ngành y tế, các bên sẽ phối hợp với nhau để sản xuất và bàn giao sản phẩm cho các bệnh viện có nhu cầu.

Thiếu tướng Nguyễn Lạc Hồng, giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự, cho biết Học viện Kỹ thuật quân sự có sự phối hợp, kết nối với nhiều cơ sở công nghiệp quốc phòng nên trường hợp nhu cầu lớn, các bên có thể phối hợp sản xuất.

Việt Nam chế tạo thành công robot hỗ trợ bác sĩ chăm sóc bệnh nhân cách ly - Ảnh 3.

Vibot có thể thay thế được 3-4 y tá, Ảnh: NGUYỄN HƯNG

Tại Bệnh viện Đa khoa Thăng Long, nơi được quy hoạch để cách ly, điều trị bệnh nhân trường hợp bùng phát COVID-19 của Hà Nội, Vibot đã thực hiện nhiệm vụ tự động vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm từ ngoài vào các buồng bệnh đồng thời vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, đồ giặt từ buồng bệnh ra khu tập kết và hỗ trợ giao tiếp từ xa giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.

Vibot được thiết kế đa chức năng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của từng khu vực cách ly, có thể vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau với tải trọng lên đến 100kg. Quá trình vận chuyển, robot có thể phát nhạc, phát bản tin giải trí. Sử dụng cảm biến thông minh, Vibot có thể phát ra nhiều âm thanh như "xin tránh đường", "xin cảm ơn", "tạm biệt" - thiếu tướng Nguyễn Lạc Hồng, phó giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự, cho biết.

Đặc biệt, theo các nhà khoa học thiết kế Vibot, các bác sĩ có thể tương tác với bệnh nhân thông qua hệ thống đường truyền được thiết lập riêng, có camera gắn trực tiếp trên robot, có chất lượng hình ảnh, âm thanh cao. Nhờ đó hạn chế tiếp xúc trực tiếp, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.

Việt Nam chế tạo thành công robot hỗ trợ bác sĩ chăm sóc bệnh nhân cách ly - Ảnh 4.

Học viện Kỹ thuật quân sự sẽ tiếp tục nghiên cứu để nâng cấp Vibot, Ảnh: NGUYỄN HƯNG

Thiếu tướng Nguyễn Lạc Hồng cũng thông tin thêm: Mọi hoạt động của hệ thống robot được giám sát, điều khiển bởi trung tâm điều hành, tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi hoạt động của robot hoặc bổ sung số lượng robot vào hệ thống khi cần thiết. Qua tính toán sơ bộ, mỗi robot có thể thay thế được 3-5 nhân viên y tế. Ngoài việc giảm rủi ro lây nhiễm, việc sử dụng robot còn tạo điều kiện để nhân viên y tế tập trung thời gian, công sức phục vụ, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nặng được tốt hơn.

Theo thiếu tướng, sau khi hoàn thành phiên bản Vibot-1a, nhóm nghiên cứu robot của học viện đang tiếp tục nâng cấp và cải tiến các tính năng để robot có thể hoạt động hoàn toàn tự động và thông minh hơn, hướng tới mục tiêu chế tạo được Vibot có tính năng hiện đại như robot TUG của hãng Aethon, Mỹ.

Đứng từ góc độ y tế, GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt đới trung ương, đánh giá sản phẩm đã đáp ứng được bước đầu nhu cầu hỗ trợ điều trị COVID-19, giúp giảm tải công việc cho đội ngũ y bác sĩ, giảm tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, người nghi nhiễm bệnh, qua đó giảm lây nhiễm chéo.

Theo chia sẻ của GS.TS Nguyễn Văn Kính, lượng công việc nhằm hỗ trợ phục vụ, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm SARS-CoV-2 và người cách ly khá nhiều, tạo áp lực cho đội ngũ y bác sĩ. Trong bối cảnh dịch bùng phát hơn nữa, khối lượng công việc càng nhiều hơn. Tại Trung Quốc hay Ý, tỉ lệ y bác sĩ bị lây nhiễm chéo COVID-19 khá cao. Vì vậy, việc phát triển robot có ý nghĩa quan trọng.

T. HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc

Các vị trí liên quan đến AI đã trở thành 'miếng bánh thơm' trên thị trường việc làm Trung Quốc, ra trường có việc ngay.

Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc

Cùng một món hàng nhưng vì sao trên máy mỗi người thấy một giá?

Dựa trên hành vi, thiết bị và lịch sử mua sắm, thuật toán cá nhân hóa hiện nay không chỉ quyết định thứ bạn nhìn thấy, mà còn kiểm soát cả giá thành những món hàng mà bạn mua.

Cùng một món hàng nhưng vì sao trên máy mỗi người thấy một giá?

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Pearson và Google Cloud bắt tay phát triển các công cụ hỗ trợ AI dành cho ngành giáo dục.

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Phà đang dần trở lại như một phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy và bảo vệ môi trường tại các đô thị có mạng lưới sông nước.

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar