10/04/2020 16:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhiều sáng kiến hữu ích mùa COVID-19: Robot khử khuẩn phòng cách ly

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Robot khử khuẩn và lau sàn phòng cách ly không chỉ dùng trong mùa dịch COVID-19 mà còn có thể áp dụng tại các khoa truyền nhiễm của các bệnh viện...

Nhiều sáng kiến hữu ích mùa COVID-19: Robot khử khuẩn phòng cách ly - Ảnh 1.

Robot khử khuẩn phòng cách ly làm thay nhân viên y tế phun thuốc khử khuẩn - Ảnh: Sở Y tế TP.HCM

"Chúng tôi xem đây là cuộc đua chống dịch, không phải cuộc đua công nghệ. Chúng tôi cố gắng từng ngày, từng giờ để sản phẩm hoàn thiện nhanh nhất, vì nếu chậm một ngày thì thêm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế" - ông Võ Hồng Quân, giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin Bệnh viện Quân dân y miền Đông (TP.HCM), chia sẻ.

Ngày 4-4, robot khử khuẩn phòng cách ly đã chính thức thực hiện khử khuẩn và lau sàn tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TP.HCM) sau hơn 2 tuần phác thảo ý tưởng, thiết kế, chế tạo bản thử nghiệm, sau đó chỉnh sửa, cải tiến.

Thay vì trước đây nhân viên y tế phải mặc đồ bảo hộ kỹ lưỡng trước khi khử khuẩn phòng cách ly thì những ngày qua, công việc này đã có robot. Robot thay thế hoàn toàn công việc của nhân viên y tế, làm giảm nguy cơ lây nhiễm và yếu tố độc hại. Ngoài ra, robot còn tự khử khuẩn cho mình khi làm xong công việc.

Ông Trần Chánh Xuân

Dốc hết sức mình

Ông Trương Hoàng Việt - giám đốc Bệnh viện Quân dân y miền Đông - cho biết Sở Y tế TP.HCM đã đặt hàng với các kỹ sư công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa của "Vườn ươm sáng tạo" thuộc Bệnh viện Quân dân y miền Đông thiết kế, tạo ra sản phẩm "robot khử khuẩn phòng cách ly" từ công nghệ in 3D vào ngày 20-3.

Ngay sau đó, lãnh đạo bệnh viện cùng các kỹ sư đã có buổi họp phác thảo ý tưởng, ra bản thiết kế và chế tạo bản thử nghiệm robot vào ngày 21-3, gửi đến Sở Y tế ngày 22-3. Sở Y tế đánh giá, chấp nhận thực hiện theo bản thiết kế này, đồng thời đưa ra thời gian kiểm định sản phẩm tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi vào ngày 26-3.

Ông Võ Hồng Quân chia sẻ khi bắt tay vào thực hiện, nhóm gặp trở ngại lớn là các cửa hàng cung cấp các thiết bị, linh kiện mà nhóm cần thì không có hoặc chưa nhập về do ảnh hưởng dịch COVID-19. Trước áp lực về thời gian, không đủ linh kiện theo bản thiết kế ban đầu nên nhóm đã hết sức linh hoạt, chỉnh sửa bản thiết kế phù hợp với những linh kiện sẵn có.

Đến ngày 25-3, trước một ngày bàn giao sản phẩm cho Sở Y tế và các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn và khoa học công nghệ TP thẩm định tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi thì sản phẩm chỉ hoàn thiện hơn 10%.

"Trước hai sự lựa chọn là xin phép Sở Y tế dời kiểm định hay tiếp tục cố gắng làm, chúng tôi đã lựa chọn dốc hết sức mình, thức trắng đêm để có sản phẩm đáp ứng yêu cầu chống dịch của ngành y tế nhanh nhất" - ông Quân chia sẻ.

Đúng lịch hẹn, robot khử khuẩn phòng cách ly được thử nghiệm vận hành tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi vào trưa 26-3. Tại đây, nhiều đánh giá, góp ý bổ sung, hoàn thiện sản phẩm từ Sở Y tế, ban giám đốc bệnh viện dã chiến, các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn và khoa học công nghệ TP như: thêm tính năng robot tự khử khuẩn và lau sàn, kích thước hạt phun nhỏ hơn, di chuyển linh hoạt hơn, thiết kế lớp áo robot đơn giản…

Nhiều sáng kiến hữu ích mùa COVID-19: Robot khử khuẩn phòng cách ly - Ảnh 3.

Kỹ sư của Trung tâm công nghệ thông tin Bệnh viện Quân dân y miền Đông tất bật lắp ráp linh kiện hoàn thiện robot khử khuẩn - Ảnh: XUÂN MAI

Với một sản phẩm mới, phải làm trong khoảng thời gian ngắn nên áp lực về kỹ thuật và công nghệ là rất lớn. Tuy nhiên, chúng tôi không chần chừ mà nhận lời thực hiện với tinh thần làm việc như một cuộc đua chống dịch.

Ông Võ Hồng Quân

8 lần thay đổi thiết kế

Trước những ý kiến đánh giá, Trung tâm công nghệ thông tin tìm mọi cách cải tiến. Hiện sản phẩm tiếp tục nâng cấp ở phiên bản nâng cao, đáp ứng đúng yêu cầu của ngành y tế. "Đây là sự cố gắng của cả tập thể. Từ lúc có phiên bản thử nghiệm đến nay, chúng tôi đã thay đổi thiết kế 8 lần để có được một sản phẩm hoàn chỉnh" - kỹ sư Quân nói.

Ông Trần Chánh Xuân - phó giám đốc Bệnh viện dã chiến Củ Chi - cho biết từ ngày 4-4, robot khử khuẩn đã bắt đầu khử khuẩn và lau sàn phòng cách ly khi nhân viên y tế ngồi ở khu hành chính hoặc đứng từ xa để điều khiển robot qua mạng Internet. Với hình ảnh camera trên màn hình máy tính, nhân viên y tế điều khiển robot cảm giác như đang chơi game!

Thông tin từ Sở Y tế cho hay tiện ích thiết thực của robot là làm thay nhân viên y tế phun thuốc khử khuẩn phòng cách ly, qua đó làm giảm nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh cho nhân viên. 

Trong thời gian tới, Sở Y tế sẽ trang bị robot khử khuẩn cho tất cả bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị người nhiễm COVID-19. Robot khử khuẩn và lau sàn phòng cách ly không chỉ dùng trong mùa dịch COVID-19 mà chúng còn áp dụng tại các khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện trên.

Ông Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - đánh giá Bệnh viện Quân dân y miền Đông là đơn vị đã có nhiều hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học tạo ra các mô hình - giải pháp mới, hiệu quả phục vụ cho bệnh nhân và nhân viên y tế như “Cô Tấm” - robot chăm sóc người bệnh, robot lau sàn nhà vệ sinh, máy quan trắc nhà vệ sinh, robot khử khuẩn phòng cách ly...

Sáng kiến làm máy rửa tay phun sương diệt khuẩn nơi công cộng

TTO - Trước tình hình dịch bệnh COVID-19, một nhóm bạn trẻ ở Khánh Hòa đã làm máy rửa tay phun sương diệt khuẩn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar