19/06/2013 11:53 GMT+7

Thế chấp sổ đỏ để làm đường

NGỌC HẬU - NGÔ THIÊN PHÚC
NGỌC HẬU - NGÔ THIÊN PHÚC

TT - Trong khu vực ấp 3 ai cũng thán phục ông Hoàng Văn Thú, không ruộng vườn, hằng ngày phải chạy xe đạp thồ hàng kiếm sống nhưng khi nghe vận động thế chấp sổ đỏ để có tiền ứng cho người dân đóng góp làm đường khu dân cư 3B, ông đã hăng hái tham gia.

Ông Thú cười hềnh hệch chỉ con đường trước nhà hỏi mà như kể: “Mấy chú thấy con đường khang trang không? Trước đây con đường này trời mưa lầy lội, học sinh đi học nhiều đứa bị vấy bùn lấm lem, người dân chở hàng ra vào rất khó khăn. Nghe chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm xây dựng tuyến đường khang trang hơn, ai cũng mừng và nhiệt tình tham gia.

Thế nhưng, tổng giá trị người dân đóng góp khoảng 100 triệu đồng thì chỉ có một nhà có tiền mặt đóng góp 8 triệu đồng, còn lại hơn 90 triệu đồng chưa ai có tiền đóng. Đang lúc không biết làm sao, trưởng ấp vận động mọi người tình nguyện thế chấp sổ đỏ để có tiền ứng làm đường. Tôi tình nguyện thế chấp sổ đỏ để lấy 40 triệu đồng ứng cho bà con đóng góp làm con đường này”. Ông tâm sự: “Bà con ở đây đều nghèo cả nên không thể một lúc có số tiền vài triệu để đóng được, mà mình thế chấp sổ đỏ giúp mọi người thì thế chấp chứ sao”.

Cũng vậy, anh Hoàng Văn Minh, khu dân cư 3, đã thế chấp sổ đỏ 20 triệu đồng, cũng hồ hởi cầm sổ đỏ ra khoe chúng tôi: “Chưa đầy một năm bà con đã đóng góp đủ số tiền để trả tiền giải chấp sổ đỏ của tôi rồi”. Anh Minh cho biết nhiều người đã thế chấp sổ đỏ để có tiền lo cho vụ mùa, do anh chưa cần đến sổ đỏ mà việc làm đường thì rất cần nên anh sẵn sàng thế chấp để ứng tiền làm đường.

Ông Nguyễn Văn Vinh, một trong những người nhờ anh Hoàng Văn Minh thế chấp sổ đỏ ứng tiền cho mình để đóng góp làm đường, cho biết: “Thật sự khi nghe vận động đóng góp làm đường ai cũng hào hứng đồng ý, nhưng nhiều nhà chưa thể có tiền vì chưa đến vụ mùa thu hoạch hoặc tiền làm thuê làm mướn chưa đủ để đóng. Nhiều người dân đã thế chấp sổ đỏ để có tiền ứng trước cho chúng tôi cho thấy tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau khiến chúng tôi cảm động”.

Là một trong những người đi đầu, vận động bà con làm những tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn ấp, ông Nguyễn Văn Sinh, trưởng ấp 3, nói đây là những tuyến đường giao thông nông thôn theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước 70%, người dân 30%. Trong quá trình làm đường, nhiều hộ quá nghèo không thể cùng lúc có vài triệu đồng để đóng góp nên nhiều tuyến đường lên kế hoạch làm nhưng phải để lại chờ. Chính vì vậy, ông Sinh nảy ra ý định vận động người dân thế chấp sổ đỏ lấy tiền ứng trước góp vốn cùng Nhà nước đầu tư vào những con đường giao thông nông thôn. Bản thân ông Sinh cũng là một trong những người đi đầu đem sổ đỏ thế chấp để cho người dân trong xóm mình mượn góp tiền làm đường.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Mạnh Dương, phó chủ tịch UBND xã Gia Canh (huyện Định Quán, Đồng Nai), cho biết: “Việc người dân thế chấp sổ đỏ lấy tiền làm đường được UBND xã biểu dương. Thời gian qua, người dân đã đóng góp hơn 3 tỉ đồng để xây dựng đường giao thông trên địa bàn xã”.

NGỌC HẬU - NGÔ THIÊN PHÚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar