23/03/2020 08:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thẻ cào 'án binh bất động' thời COVID-19

THANH TUYỀN
THANH TUYỀN

TTO - Gần ba tháng dịch COVID-19 hoành hành, nhiều doanh nghiệp giảm giá để chia sẻ khó khăn cho người tiêu dùng, riêng nhà mạng vẫn im ắng.

Thẻ cào án binh bất động thời COVID-19 - Ảnh 1.

Trong mùa dịch COVID-19, mọi người đều tiết giảm nhiều thứ, từ du lịch, đi lại, ăn uống, giải trí, thể thao ngoài trời, ngược lại ai cũng lên mạng. Mọi người lên mạng để xem tin tức, trao đổi, học hành, làm việc tại nhà. Người mất việc đành phải ôm điện thoại hay máy tính để giết thời gian hoặc tìm cơ hội qua mạng...

Ngặt nỗi, từ bác tài xế, cô bảo mẫu, chị làm tóc, nhiều bạn sinh viên... phải ngồi nhà, không đi làm thêm, mất thu nhập nhưng hằng tháng vẫn phải đối mặt với hóa đơn thanh toán. Nào là tiền nhà, điện, nước, ăn uống và cả tiền thẻ cào (hoặc thuê bao Internet) đến kỳ phải thanh toán.

Khổ nhất là các bác lái xe công nghệ, ế ẩm nhưng vẫn phải mua thẻ cào để kết nối duy trì hoạt động. Có thể chi phí để kết nối mạng không nhiều, như bác xe ôm công nghệ bình quân khoảng 120.000 đồng/tháng. Nhưng khi đường sá vắng tanh, ít người đi xe, trong hoàn cảnh đó, bỏ trăm ngàn tiền mua thẻ cào cũng phải đắn đo.

Hay cô bảo mẫu gần như mất hẳn thu nhập do học sinh nghỉ học kéo dài, giờ đây cũng đau đầu với các hóa đơn dịch vụ. Bạn sinh viên ngồi ở nhà, mất thu nhập làm thêm, khi mua thẻ cào cũng phải tính, bớt được đồng nào đều quý. Vài chục ngàn khi bình thường chẳng đáng bao nhiêu nhưng không hề nhỏ trong mùa dịch.

Gần ba tháng dịch COVID-19 hoành hành, nhiều doanh nghiệp giảm giá để chia sẻ khó khăn cho người tiêu dùng, riêng nhà mạng vẫn im ắng. Giảm giá thẻ cào, giảm cước hóa đơn Internet được không? Chỉ nhà mạng mới trả lời được.

Nhà mạng có tung ra các gói cước ăn theo COVID-19 như dung lượng khủng, cuộc gọi khủng miễn phí..., nhưng không phải ai cũng sẵn lòng với gói cước mới. Bởi lẽ với hàng chục triệu người đã sử dụng dịch vụ viễn thông, nếu được tạm thời giảm giá thẻ cào, giảm cước hóa đơn Internet, kể cả cước cuộc gọi, đó mới là hành động chia sẻ khó khăn thời dịch COVID-19.

Có thể nhà mạng cho rằng đã tặng thêm dung lượng để người dùng thoải mái xem clip, lướt web cập nhật tình hình COVID-19. Không đúng.

Lúc bình thường, tăng thêm dung lượng là một cách giảm giá. Nhưng trong đại dịch, khi mọi người, doanh nghiệp đều giảm doanh thu, mất thu nhập, với họ, điều quan trọng là hóa đơn thanh toán hằng tháng giảm được bao nhiêu.

Còn tăng thêm dung lượng trong kỳ nhưng người dùng không sử dụng hết, đó chỉ là giảm giá ảo. Anh xe ôm được tặng thêm dung lượng sử dụng trong tháng nhưng với tình hình ế ẩm hiện nay, khó tránh khỏi tháng sau anh phải co kéo mới có đủ tiền mua thẻ cào để duy trì thuê bao, kết nối làm việc.

Về lý thuyết, trong kinh doanh, khi nhu cầu tăng, ở đây là sử dụng dữ liệu tăng, có thể phải tăng giá cước. Nhưng đang trong mùa COVID-19, ai cũng khó, chưa thấy nhà mạng chia sẻ?

Nhà mạng giữ giá cước có vẻ chưa theo tinh thần Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi người dân dùng các dịch vụ trực tuyến, giao dịch qua mạng nhiều hơn để phòng lây nhiễm COVID-19.

Chúng ta nói quá nhiều về công nghệ 4.0 với nhiều ý tưởng cao siêu. Nhưng có lẽ tạo điều kiện cho mọi người được sử dụng mạng với giá hợp lý trong mùa dịch COVID-19 mới chính là cách thuyết phục mọi người hiểu và cảm nhận thật gần về 4.0.

COVID-19: mất việc được hỗ trợ ra sao?

TTO - Dịch COVID-19 'tràn' qua đã đẩy hàng chục nghìn lao động vào tình cảnh thất nghiệp. Tuy vậy theo TS Vũ Minh Tiến - viện trưởng Viện Công nhân công đoàn - con số trên chưa phản ánh đầy đủ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar