13/03/2020 06:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Làm gì để đảm bảo quyền lợi người lao động trong dịch COVID-19?

TUYẾT MAI
TUYẾT MAI

TTO - Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho người lao động đang là bài toán khó. Các bên nên ứng xử thế nào cho đúng luật?

Làm gì để đảm bảo quyền lợi người lao động trong dịch COVID-19? - Ảnh 1.

Công nhân làm việc tại một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

Sau bài viết Nghỉ làm vì dịch COVID-19, có được trả lương không? trên báo Tuổi Trẻ, ông Phạm Anh Thắng - thạc  sĩ luật kinh tế, trưởng đại diện Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH tại TP.HCM, đã trao đổi thêm với Tuổi Trẻ Online về vấn đề này.

Làm gì để đảm bảo quyền lợi người lao động trong dịch COVID-19? - Ảnh 2.

Ông Phạm Anh Thắng - Ảnh: NVCC

* Thưa ông, trước việc hàng loạt công ty lớn thông báo cắt, giảm tiền lương của người lao động do sản xuất bị thu hẹp hoặc không đảm bảo việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người sử dụng lao động phải thực hiện quy định gì để đảm bảo quyền lợi cho người lao động?

- Trước hết, tôi xin chia sẻ những khó khăn đối với các doanh nghiệp và người lao động đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19. Có thể nói đây là tình huống bất khả kháng, là sự việc phát sinh không ai mong muốn. Tuy nhiên, pháp luật lao động cũng đã có quy định khá đầy đủ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động.

Theo đó, Điều 31 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định khi gặp khó khăn đột xuất do hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh... người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động. Và phải báo trước cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc.

Về tiền lương, nếu tiền lương của công việc mới mà thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

* Trường hợp doanh nghiệp khó khăn khiến người lao động phải ngừng việc hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý thế nào, thưa ông?

- Theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động năm 2012, nếu sự cố xảy ra vì các nguyên nhân khách quan, trong đó có dịch bệnh mà người lao động phải ngừng việc thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì phải áp dụng theo đúng quy định tại Khoản 1, Điều 38 của Bộ luật lao động năm 2012. Đó là phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn; ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì mức trợ cấp thôi việc cho người lao động là mỗi năm ½ tháng lương đối với người lao động làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 liền kề trước khi người lao động thôi việc.

* Nhằm chia sẻ với doanh nghiệp và mong muốn giữ việc làm, nhiều người lao động đã tình nguyện xin giảm lương. Vậy doanh nghiệp và người lao động phải thực hiện thế nào cho đúng luật?

- Quan hệ giao dịch dân sự nói chung và quan hệ lao động nói riêng đều tôn trọng nguyên tắc tự thỏa thuận của các bên trên tinh thần tự nguyện. Trường hợp người lao động có thiện chí chia sẻ, tự nguyện giảm lương để san sẻ gánh nặng với người sử dụng lao động trong lúc khó khăn là việc làm thể hiện tính nhân văn, đồng thời là cơ hội để duy trì việc làm khi dịch bệnh được ngăn chặn, đẩy lùi.

Tuy vậy, để đảm bảo tính hợp pháp trong giao kết hợp đồng và đảm bảo nguyên tắc trong quan hệ lao động, giữa người sử dụng lao động và người lao động vẫn phải ký với nhau phụ lục hợp đồng, trong đó nêu rõ mức tiền lương mà người lao động được hưởng và mức này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Nghỉ làm vì dịch COVID-19, có được trả lương không?

TTO - Một số người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã bị cách ly kịp thời, nhiều doanh nghiệp đóng cửa hoặc cho nhân viên nghỉ luân phiên để phòng tránh dịch bệnh. Vậy lương của người lao động sẽ được tính như thế nào?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây cho vay nặng lãi quy mô ngàn tỉ qua app ra tòa

Ngày 23-5, TAND TP Đà Nẵng xét xử 35 bị cáo trong đường dây cho vay nặng lãi có quy mô ngàn tỉ trên cả nước.

Đường dây cho vay nặng lãi quy mô ngàn tỉ qua app ra tòa

Vụ mỹ phẩm bị thu hồi liên quan Đoàn Di Băng: Kết luận không có dấu hiệu hình sự có quá vội vàng?

Vụ việc đoàn thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho rằng vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính đang gây nhiều tranh cãi.

Vụ mỹ phẩm bị thu hồi liên quan Đoàn Di Băng: Kết luận không có dấu hiệu hình sự có quá vội vàng?

Mâu thuẫn ở bệnh viện, nam thanh niên đâm chết người

Từ mâu thuẫn trong lúc đi thăm người thân mới sinh con ở bệnh viện mà một người bị đâm chết, một người đã bị cảnh sát bắt giữ.

Mâu thuẫn ở bệnh viện, nam thanh niên đâm chết người

Có quyền làm hàng rào điện quanh nhà để phòng ngừa trộm cắp không?

Vườn nhà tôi luôn có gia súc vào quấy phá, vậy tôi có thể làm hàng rào điện để phòng không?

Có quyền làm hàng rào điện quanh nhà để phòng ngừa trộm cắp không?

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Do lợi nhuận rất lớn, nhiều người bất chấp thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nên việc phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn.

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

26 giờ 'nghẹt thở' truy vết nghi phạm giết người từ Quảng Trị vào Quảng Nam

Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Trị kể về hành trình truy vết và bắt gọn nghi phạm giết người sau 26 giờ.

26 giờ 'nghẹt thở' truy vết nghi phạm giết người từ Quảng Trị vào Quảng Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar