04/09/2018 08:55 GMT+7

Thầy cô giáo ăn gạo mốc, rau rừng vì mưa lũ

VŨ TUẤN - CHÍ TUỆ - VIỆT DŨNG - CHÍ TUỆ
VŨ TUẤN - CHÍ TUỆ - VIỆT DŨNG - CHÍ TUỆ

TTO - Gần một tuần hứng chịu lũ quét và sạt lở đất, Trường tiểu học Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, Sơn La vẫn bị cô lập. Thầy cô giáo trong trường phải ăn mì gói, gạo mốc, ra sức dọn dẹp bùn đất để kịp đón học sinh.

Thầy cô giáo ăn gạo mốc, rau rừng vì mưa lũ - Ảnh 1.

Lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Mai Sơn, Sơn La dọn bùn đất ở Trường tiểu học Tà Hộc - Ảnh: CHÍ TUỆ

Hai trận lũ liên tiếp trong các ngày 28 và 30-8 khiến 39 giáo viên của Trường tiểu học Tà Hộc phải ở lại trường. 

Thiếu lương thực, quần áo, không có chỗ ngủ nhưng họ vẫn cố gắng dọn dẹp bùn đất mong sớm cho con em trong xã được đến trường.

Ngày ăn cơm gạo mốc, đêm thức trắng trên đường

Trước đây chúng tôi ở nhà tạm, lớp học tồi tàn. Ngôi trường 2 tầng khang trang mới được bàn giao trong tháng 8 vừa qua... Giáo viên, học sinh chúng tôi chỉ mới được học trong ngôi trường mơ ước có mấy ngày, thế mà...

Cô LÊ THỊ NGUYỆT

Cô Lê Thị Nguyệt, hiệu trưởng Trường tiểu học Tà Hộc, run run kể lại: chiều 28-8, khi các thầy cô đang dạy học thì một cơn lũ ống cuồn cuộn đổ về. Lúc ấy, các chỉ kịp hô hoán, dẫn học sinh chạy lên đường.

Đồ đạc ở tầng 1 và ở khu nhà công vụ, nhà bếp phần thì bị nước cuốn, phần thì bị bùn vùi lấp. May mắn là các thầy cô giáo đã chạy kịp lên chỗ cao nên không có thương vong.

Trường tiểu học Tà Hộc nằm ở vị trí xung yếu, một bên là suối, một bên là núi. Gần 20 năm nay, Tà Hộc mới chứng kiến một cơn lũ lớn như cơn lũ đổ về ngày 28-8.

Hàng chục hộ dân trong vùng bị thiệt hại, tuyến đường duy nhất vào Tà Hộc bị sạt lở nghiêm trọng. Muốn đến được Tà Hộc phải đi bộ gần chục cây số.

Chưa kịp hoàn hồn vì cơn lũ ngày 28-8 thì đến ngày 30-8, thêm một cơn lũ khác còn dữ dội hơn lại ập về. Nước chảy cuồn cuộn trong sân trường. Tầng 1 của dãy nhà lớp học bị ngập đến hết cửa sổ.

Ngày thường, chỉ có một số giáo viên ở lại nhưng từ ngày 28-8, 39 giáo viên phải ở lại trường. Đồ đạc, lương thực không còn, có bữa cứ 2 người chia nhau một gói mì. 

Mì hết, các thầy cô xin được ít gạo của Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Tà Hộc để ăn. Số gạo này cũng bị ngập nước, lên mốc xanh, phải xát muối cho hết mốc nấu ăn với rau rừng.

Đêm 30-8, mưa lớn, lũ ầm ập đổ xuống trường. Mấy chục thầy cô không có chỗ trú chân, trùm áo mưa, mảnh nilông co cụm trên đường. Cho đến hết ngày 1-9, không ai được ngủ. Ban ngày chia nhau dọn dẹp, lên rừng hái rau. Đêm đến chia nhau canh vì sợ lũ, sạt lở bất cứ lúc nào.

Xin lùi chương trình dạy học

Ngày 3-9, hơn 100 người thuộc lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên huyện Mai Sơn đã cuốc bộ 5 giờ đồng hồ để vào giúp thầy cô Trường tiểu học Tà Hộc dọn dẹp, chuẩn bị cho năm học mới. 

Trời mưa sầm sập, cả trăm người đội mưa cuốc bùn, gạt đất, dọn dẹp phòng học để học sinh trong xã được sớm trở lại trường.

Tuy nhiên, hết ngày 3-9, bùn đất, đá hộc và cây que vẫn ngổn ngang trong sân trường. Bàn ghế, sách vở, đồ dùng dạy học đã hỏng hết. Thầy trò Trường tiểu học Tà Hộc cố gắng dọn dẹp phòng học trước để có chỗ tổ chức lễ khai giảng.

8 điểm trường khác trong xã cũng bị cô lập, giao thông chia cắt. Các thầy cô vận động học sinh ở gần điểm trường chính tới dự lễ khai giảng sáng 5-9 để động viên tinh thần, tạo khí thế khi bước vào năm học mới.

Lãnh đạo xã Tà Hộc cho biết xã tiếp tục huy động lực lượng dân quân, đoàn viên thanh niên và nhân dân trong xã giúp đỡ các thầy cô khắc phục hậu quả.

Vấn đề khó khăn nhất là tuyến đường từ trung tâm huyện đến xã vẫn bị sạt lở nghiêm trọng. Muốn khắc phục xong phải mất 2 tuần. Khi đó, đồ dùng dạy học và các vật dụng cần thiết khác mới đến được Tà Hộc.

Cô hiệu trưởng Lê Thị Nguyệt cho biết nhà trường đang xin các cơ quan có thẩm quyền cho lùi chương trình dạy học. Trước mắt, ngày khai giảng trường vẫn làm lễ để động viên tinh thần thầy cô và học sinh.

Đến khi có đồ dùng dạy học, sách vở... nhà trường mới tổ chức dạy học cho các em. Các thầy cô giáo sẽ cố gắng dạy bù vào những ngày nghỉ, ngày lễ để theo kịp chương trình học trong những ngày tiếp theo.

tại Lai Châu, Hà Giang làm 4 người chết và mất tích

mưa lũ

Trận lũ quét xảy ra chiều 2-9 tại quốc lộ 12, huyện Phong Thổ, Tỉnh Lai Châu khiến nhiều người hoảng sợ - Ảnh: QUANG HƯNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Trọng Quảng cho biết mưa lớn trong ngày 2-9 trên địa bàn tỉnh đã gây ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất làm 2 người chết, trong đó có 1 trẻ em tại huyện Mường Tè, lũ đã cuốn trôi 2 người đi đường (cứu được 1 người và 1 người còn mất tích) tại huyện Phong Thổ.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Hà Giang, trận lũ quét xảy ra rạng sáng 2-9 tại xã Thuận Hòa (Vị Xuyên) làm 1 người mất tích, 1 người bị thương.

Tại Sơn La, tuyến quốc lộ 37 đi Yên Bái, Phú Thọ qua huyện Bắc Yên, Phù Yên vẫn bị ách tắc cục bộ sau 6 ngày xảy ra mưa lũ. Hiện nay theo thống kê vẫn còn tới 23 điểm sạt trượt, ách tắc.

TTO - Tính đến tối 18-8, mưa lũ sau bão số 4 đã làm 8 người chết và 2 người mất tích do lũ cuốn trôi.

VŨ TUẤN - CHÍ TUỆ - VIỆT DŨNG - CHÍ TUỆ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch 5 ngày để lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên bay ra tỉnh Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Chấn chỉnh việc vận động kinh phí phục vụ kỳ thi tốt nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang không có chủ trương trên và yêu cầu các trường học khác trên địa bàn tỉnh tuyệt đối không được vận động, quyên góp tiền ngoài quy định.

Chấn chỉnh việc vận động kinh phí phục vụ kỳ thi tốt nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Văn Tiếp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar