09/07/2025 10:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tránh sai lầm khi chọn tổ hợp môn lớp 10

Đã có trường hợp học sinh mất rất nhiều thời gian, thậm chí phải "làm lại từ đầu" khi chọn sai tổ hợp môn học ở lớp 10.

tổ hợp môn - Ảnh 1.

Phụ huynh và học sinh nghe tư vấn chọn môn học và nộp hồ sơ vào lớp 10 Trường THPT Trần Khai Nguyên, TP.HCM sáng 8-7 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Do đó các trường khuyên học sinh, phụ huynh tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký.

Chuyện của M.T.

Mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2024, M.T. đã trúng tuyển vào lớp 10 ngôi trường THPT nổi tiếng ở TP.HCM. Ngày đầu tiên đến trường để làm thủ tục nhập học, nhà trường có tư vấn về việc chọn lựa môn học nhưng T. không quan tâm. 

"Mình bị choáng ngợp bởi ngôi trường quá đẹp, đúng như mong ước bấy lâu. Vì vậy, thay vì ngồi nghe tư vấn chọn môn học, mình đi tham quan trường. Mọi thủ tục cần thiết mình nhờ mẹ quyết định rồi thực hiện luôn", T. kể.

Tuy nhiên, trong quá trình học lớp 10, T. mới nhận ra mẹ đã chọn tổ hợp môn không phù hợp với mình. "Mẹ chọn cho mình tổ hợp môn lý, hóa, sinh, tin học. Lúc đầu mình nghĩ bình thường nhưng khi vào học rồi mới thấy môn hóa, sinh và tin học quá khó. 

Mình học một cách chật vật, cộng với việc không yêu thích bộ môn nên càng học càng nản. Trong khi đó, mình lại bị áp lực phải đạt học sinh giỏi nên ngoài việc đi học thêm môn toán và văn, mình phải học thêm hóa và sinh nữa.

 Hậu quả là cả năm lớp 10 mình chỉ biết học và học, không dám và không còn thời gian tham gia câu lạc bộ kỹ năng".

Hết năm lớp 10., T. cương quyết xin chuyển đổi tổ hợp môn sang khối ngành khoa học xã hội. Mùa hè 2025, trong khi các bạn tung tăng với hàng loạt chương trình ngoại khóa, vui chơi thì T. ở nhà học và thi. 

"Mình phải cày cấp tốc ba môn địa, giáo dục kinh tế và pháp luật, mỹ thuật để thi vào đầu tháng 8-2025. Mỗi môn đạt 5 điểm trở lên mới được chuyển đổi tổ hợp môn, chính thức giã từ hóa, sinh và tin học", T. chia sẻ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà P.Ng. (mẹ của T.) tỏ ra hối hận. "Sai lầm của tôi là không tìm hiểu kỹ về chương trình học của con. Ngày trước tất cả học sinh đều học lý, hóa, sinh. Bản thân tôi cũng học và thấy đó là điều hiển nhiên. 

Giờ đến con mình, tôi cứ nghĩ chọn tổ hợp lý, hóa, sinh thì sau này sẽ có nhiều cơ hội để xét tuyển vào đại học. Ai có ngờ bây giờ chương trình mới khác quá. Con tôi dự định thi vào đại học với khối A1 gồm toán, lý, tiếng Anh đáng lẽ nên chọn mỹ thuật, địa, giáo dục kinh tế và pháp luật cho nhẹ nhàng. Cô chủ nhiệm nói thường học sinh chuyển đổi thì chỉ chuyển 1 - 2 môn, con tôi thay đổi đến 3 môn là rất vất vả".

Tôi thấy sai lầm lớn nhất khi chọn môn học là học sinh chọn theo bạn bè, theo mong muốn của cha mẹ chứ không phải của bản thân mình.
Cô Võ Thị Hồng Lan (hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên)

Tư vấn kỹ đầu vào

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, sau khi kết thúc mỗi năm học, học sinh THPT được phép thay đổi môn học lựa chọn với điều kiện các em phải học các môn mới trong hè và thi đạt yêu cầu cho những môn này. 

"Dĩ nhiên, việc thay đổi môn học sẽ gây mệt mỏi cho cả học sinh và nhà trường. Vì vậy, cách tốt nhất là học sinh và phụ huynh phải cân nhắc thật kỹ khi chọn môn học trước khi bước vào lớp 10", một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra lời khuyên.

Có lẽ vì lý do trên mà hầu hết các trường THPT đều dành rất nhiều tâm sức và thời gian cho công tác tư vấn chọn môn học lớp 10. "Trường chúng tôi tập huấn cho 10 thầy cô giáo để làm công tác tư vấn chọn môn học lớp 10 năm học 2025 - 2026. 

Không chỉ giới thiệu, giải thích về Chương trình giáo dục phổ thông 2018, về tầm quan trọng của việc chọn môn học, 10 giáo viên này còn phải nắm rõ quy chế thi tốt nghiệp THPT, phương án tuyển sinh của các trường đại học, điều kiện dạy học bậc THPT của nhà trường để tư vấn cho học sinh và phụ huynh chọn tổ hợp môn học phù hợp", thầy Dương Văn Thư, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (TP.HCM), cho biết.

Theo thầy Thư, nhà trường chia theo ca để học sinh và phụ huynh không dồn đến trường quá đông cùng một lúc. Nguyên tắc là tư vấn theo hướng cá thể hóa từng trường hợp một để giáo viên nắm được năng lực, sở thích của từng em. 

Trên cơ sở đó, việc chọn môn học sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra, ban giám hiệu trường cũng trực để khi cần thiết thì trả lời những thắc mắc của phụ huynh và học sinh. Sau giai đoạn tư vấn, học sinh sẽ chọn tổ hợp môn học và nộp hồ sơ vào lớp 10. 

"Ở trường chúng tôi, sau khi công bố danh sách lớp của khối 10 nhưng nếu phụ huynh, học sinh thấy lấn cấn thì vẫn có thể gặp ban tư vấn để xác định lại tổ hợp môn học", thầy Thư thông tin.

Tương tự, Trường THPT Trần Khai Nguyên (TP.HCM) thực hiện tư vấn theo ba vòng. Vòng 1 tư vấn chung ở sân trường với những nội dung về chương trình học, cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá, thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học

Vòng 2 tư vấn chung với quy mô nhỏ hơn tại lớp học với việc hướng dẫn học sinh làm trắc nghiệm tính cách, tâm lý để hướng nghiệp; quy định chọn tổ hợp môn học và vòng 3 là vòng tư vấn 1:1.

Cô Võ Thị Hồng Lan, hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên, cho hay: "Qua nhiều năm theo dõi, tôi thấy sai lầm lớn nhất khi chọn môn học là học sinh chọn theo bạn bè, theo mong muốn của cha mẹ chứ không phải của bản thân mình. Các phụ huynh đừng áp đặt con phải theo ngành nghề truyền thống của gia đình, ngành nghề theo ước mơ của cha mẹ. 

Cha mẹ nên phân tích cho con về thế mạnh, điểm yếu, sở thích,... rồi cùng con ngồi lại bàn bạc, để cho con chọn môn học phù hợp nhất với năng lực của con. Về phía học sinh, các em nên nghiêm túc làm trắc nghiệm theo hướng dẫn của nhà trường, sau đó nói chuyện với cha mẹ, tham khảo thêm quá trình học tập ở bậc THCS... để chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp sau này", cô Lan bày tỏ.

Lớp học "chạy"

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho học sinh chọn từng môn theo đúng nhu cầu của mình. Mỗi học sinh ở trường này có một thời khóa biểu riêng. Bên cạnh đó, nhiều trường khác cũng đang nỗ lực vượt qua khó khăn để thực hiện theo tinh thần của chương trình mới.

Như Trường THPT Trần Khai Nguyên, mỗi tổ hợp chỉ có hai môn lý - hóa; hóa - sinh; địa - giáo dục kinh tế và pháp luật; lý - sinh. Học sinh sẽ chọn một tổ hợp và hai môn còn lại được phép chọn tự do. Được biết, Trường THPT Trần Khai Nguyên đã tổ chức những lớp học "chạy" như thế này từ năm học 2024 - 2025.

Thách thức với các trường

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT có tám môn học bắt buộc bao gồm: ngữ văn; toán; ngoại ngữ 1; lịch sử; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng và an ninh; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; giáo dục địa phương. Ngoài ra, học sinh sẽ chọn bốn môn học lựa chọn trong số chín môn sau: vật lý, hóa học, sinh học, tin học, công nghệ, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, âm nhạc, mỹ thuật.

Việc cho học sinh chọn lựa từng môn học theo đúng như định hướng của chương trình là một thách thức lớn đối với các trường THPT. Nhất là trong bối cảnh các trường còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, phòng học, thiếu giáo viên...

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Năm nay, chỉ có 9 trong số trên 100 trường THPT công lập tại Hà Nội có mức điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên (điểm trung bình môn là 8 trở lên).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại nhưng với rất nhiều thí sinh, thử thách lớn hơn lại bắt đầu: chọn ngành gì, trường nào?

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục vụ lâu dài.

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Trường Quốc tế TAS: Giá trị vững bền với học phí hợp lý

The American School (TAS) nổi bật như một lựa chọn vững chắc với tầm nhìn dài hạn rõ ràng, chất lượng học thuật bền vững và môi trường học tập đa văn hóa, lấy học sinh làm trung tâm.

Trường Quốc tế TAS: Giá trị vững bền với học phí hợp lý

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar