25/04/2022 14:50 GMT+7

Thanh tra mua sắm kit xét nghiệm ở Bộ Y tế, Hà Nội, TP.HCM: Phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy cho hay, bước đầu qua thanh tra đã phát hiện một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong mua sắm trang thiết bị, kit xét nghiệm, sinh phẩm phòng chống dịch COVID -19 ở Bộ Y tế, Hà Nội, TP.HCM.

Thanh tra mua sắm kit xét nghiệm ở Bộ Y tế, Hà Nội, TP.HCM: Phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật - Ảnh 1.

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy phát biểu ý kiến - Ảnh: MEDIA QUOCHOI

Dự kiến tháng 5 báo cáo Chính phủ việc thanh tra mua sắm kit xét nghiệm COVID-19

Trước đó, cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 sáng 25-4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề cập đến việc mua sắm trang thiết bị y tế.

Theo ông, Quốc hội và Chính phủ đều có nghị quyết về vấn đề này, thế nhưng nhiều nơi không dám mua, "ách tắc".

Ngược lại, có đơn vị mua thì lại xảy ra sai phạm, điển hình nhất là vụ Việt Á, sai phạm của CDC các tỉnh, thành. Chủ tịch Quốc hội cho rằng vấn đề này phải "nói thẳng" trong báo cáo.

Chủ tịch Quốc hội còn đề cập đến dự án "treo", việc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, xử lý các dự án yếu kém, thua lỗ.

Phát biểu sau đó, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy cho hay, liên quan đến phòng chống dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết, trong đó có giao Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch COVID-19.

Theo ông Bảy, Thanh tra Chính phủ đã và đang triển khai thanh tra tại Bộ Y tế, TP Hà Nội, TP.HCM, cũng như hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiến hành thanh tra theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Dự kiến trong tháng 5 sẽ báo cáo Chính phủ về chuyên đề này.

"Sơ bộ bước đầu, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong mua sắm trang thiết bị y tế, kit xét nghiệm, sinh phẩm phòng chống dịch COVID-19. Kết quả chính thức sẽ báo cáo Chính phủ trong tháng 5-2022", ông Bảy nói.

Cũng nêu ý kiến tại phiên họp, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết trong 2 năm qua, nước ta đã dành kinh phí khá lớn cho công tác phòng chống dịch, cho nên cũng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về lĩnh vực này để đảm bảo phòng chống dịch lâu dài đi vào nề nếp, tránh thất thoát, thực hiện chống lãng phí và "không mất cán bộ".

Xử lý sau thanh tra dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm hết sức khó khăn

Trước đó, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy cho biết, các bộ, ngành đã và đang thực hiện thanh tra liên quan đến việc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có xử lý 12 dự án yếu kém và nội dung liên quan đến quy hoạch "treo".

"Đây là nội dung rất nóng mà trước mắt được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm", ông Bảy nói và cho hay, hiện Chính phủ đã, đang thực hiện tháo gỡ khó khăn việc xử lý sau thanh tra liên quan đến 12 dự án yếu kém hay quy hoạch trong quản lý, sử dụng đất.

Thanh tra Chính phủ cũng đã thành lập 4 đoàn đi kiểm tra việc thực hiện xử lý sau thanh tra ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Hiện đã và đang tổng hợp để báo cáo Chính phủ.

Tuy nhiên, theo ông Bảy, trong tháo gỡ khó khăn có những việc rất khó, đặc biệt là liên quan đến cơ chế chính sách.

"Khi Thanh tra Chính phủ kết luận, có rất nhiều nội dung theo quy định pháp luật hiện hành thì vi phạm, tuy nhiên để khắc phục, tháo gỡ là vấn đề vô cùng khó khăn", ông Bảy nêu.

Ông dẫn chứng như dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Thanh tra Chính phủ đã kết luận theo quy định thì việc trình, phê duyệt vốn đầu tư là không đúng nhưng để thực hiện và xử lý được vi phạm đó "là cả vấn đề".

Dẫn chứng tiếp theo được phó tổng thanh tra đề cập đến là việc xử lý sau thanh tra tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) cũng có một số vấn đề hết sức khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách.

"Thanh tra Chính phủ đã và đang làm việc, lấy ý kiến các bộ, ngành như Bộ Tài nguyên - môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tư pháp… để có ý kiến báo cáo Thủ tướng, từ đó tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kết luận xử lý sau thanh tra", ông Bảy nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội: 'Anh nào làm không tốt nói thẳng chứ sao phải né, ngại?'

TTO - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị phải nêu thẳng thắn, rõ địa chỉ nơi nào làm tốt, việc gì nổi bật so với năm trước để động viên, đồng thời nêu cụ thể bộ, ngành, địa phương nào gây lãng phí chứ không nói chung chung, chỉ ghi chú.

THÀNH CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM có 1.012km đường sắt đô thị, tuyến nào đang triển khai đầu tư trước?

TP.HCM đang xây dựng đầu tư mạng lưới đường sắt, đường sắt đô thị quy mô lớn trong bối cảnh mở rộng địa giới hành chính và áp dụng các cơ chế đặc thù từ Luật Đường sắt (sửa đổi), nghị quyết 188 của Quốc hội.

TP.HCM có 1.012km đường sắt đô thị, tuyến nào đang triển khai đầu tư trước?

Cầu ngàn tỉ vừa thông xe, dân phải đi đường vòng về nhà, địa phương nói gì?

Cầu Đồng Việt nối Bắc Ninh và Hải Phòng vừa thông xe đã nảy sinh bất cập khi nhiều đường dân sinh bị chặn lại bởi dải phân cách, buộc người dân phải đi đường vòng về nhà.

Cầu ngàn tỉ vừa thông xe, dân phải đi đường vòng về nhà, địa phương nói gì?

Cháy lớn xưởng phế liệu ở xã Bà Điểm, cột khói đen ngòm bốc cao

Ngọn lửa bùng lên dữ dội tại nhà xưởng phế liệu trên đường Kênh Trung Ương, xã Bà Điểm (TP.HCM) khiến nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Cháy lớn xưởng phế liệu ở xã Bà Điểm, cột khói đen ngòm bốc cao

Đề xuất xây dựng luật, chọn 31-5 là 'ngày toàn dân tiết kiệm, chống lãng phí'

Chính phủ đề xuất xây dựng dự án Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (thay thế), trong đó bổ sung quy định ngày toàn dân tiết kiệm, chống lãng phí là 31-5 hằng năm.

Đề xuất xây dựng luật, chọn 31-5 là 'ngày toàn dân tiết kiệm, chống lãng phí'

Đường 2.000 tỉ dọc sông Bảo Định chậm tiến độ, chủ tịch tỉnh yêu cầu 'vướng đâu, gỡ đó'

Dự án đường giao thông hai bên bờ sông Bảo Định (tỉnh Đồng Tháp) theo hợp đồng ban đầu sẽ hoàn thành vào tháng 3-2025, nhưng hiện nay đang bị chậm tiến độ do vướng mặt bằng.

Đường 2.000 tỉ dọc sông Bảo Định chậm tiến độ, chủ tịch tỉnh yêu cầu 'vướng đâu, gỡ đó'

'Lễ diễu binh 2-9 không chỉ của Hà Nội mà là của 54 dân tộc anh em'

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định khi làm việc với Hà Nội và các bộ ngành liên quan công tác chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 2-9.

'Lễ diễu binh 2-9 không chỉ của Hà Nội mà là của 54 dân tộc anh em'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar