28/09/2010 12:31 GMT+7

Thanh Hóa: tưng bừng lễ hội Lam Kinh năm 2010

HÀ ĐỒNG
HÀ ĐỒNG

TTO - Sáng 28-9 (tức ngày 21-8 âm lịch), UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND huyện Ngọc Lặc đã tổ chức dâng hương tưởng niệm anh hùng Trung Túc vương Lê Lai tại nơi thờ ông ở đền Tép, xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc - quê hương Lê Lai).

Đây là hoạt động mở đầu những ngày lễ hội Lam kinh năm 2010, diễn ra tại khu di tích lịch sử - văn hóa Lam Kinh, nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân.

Phóng to

Người dân thập phương đến dâng hương tưởng niệm vua Lê Thái Tổ tại ngôi mộ ông ở khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng

Từ ngày 27 đến 30- 9, lễ hội Lam Kinh đồng thời được tổ chức trọng thể tại khu di tích Lam Kinh, thái miếu nhà Lê ở TP Thanh Hóa và tại tượng đài Lê Thái Tổ bên Hồ Gươm (TP Hà Nội). Đây là sự kiện văn hóa lớn của người dân xứ Thanh chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Lễ hội Lam Kinh năm 2010 được tổ chức phần lễ theo nghi thức truyền thống, tái hiện nhiều sự kiện trọng đại thời Lê như màn trống hội (biểu diễn đánh trống đồng và trống da các loại), cờ hội, rước kiệu. Đặc biệt là những nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông truyền lại.

Phần hội với sự tham gia của hàng nghìn diễn viên chuyên nghiệp và quần chúng, tái hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, 10 năm chống giặc Minh của anh hùng dân tộc Lê Lợi; hội thề Lũng Nhai, Lê Lợi giải phóng thành Đông Quan, vua Lê đăng quang trị vì đất nước hưng thịnh, sự kiện hoàn gươm của vua Lê Thái Tổ, thiên hạ thái bình. Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch như festival trò diễn dân gian; hội trại các làng văn hóa tiêu biểu của huyện Thọ Xuân; triển lãm hiện vật, tranh ảnh giới thiệu về lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn…

Vào ngày chính hội 29-9 (tức 22-8 âm lịch - ngày giỗ anh hùng dân tộc Lê Lợi), chương trình lễ hội sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Thanh Hóa (phát sóng qua vệ tinh).

Thành lập Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Ninh vừa ký quyết định thành lập Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, trên cơ sở Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (trực thuộc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch).

Phóng to
Khu vực nội Thành nhà Hồ - Ảnh: Hà Đồng

Trung tâm này có nhiệm vụ nghiên cứu nội dung lịch sử, giá trị văn hóa của quần thể di tích Thành nhà Hồ; tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng nhằm bảo quản, trùng tu, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần thuộc quần thể khu di tích Thành nhà Hồ.

Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ còn có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ các di tích động sản, bất động sản tại di tích; ngăn chặn mọi hành vi xâm hại di tích, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ngành để tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ di tích.

Tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế, đặc biệt với UNESCO; khai thác tiềm năng kinh tế của quần thể khu di tích Thành nhà Hồ phù hợp với quy định của pháp luật…

HÀ ĐỒNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar