17/07/2016 13:53 GMT+7

​Tạ Tỵ - Thành Chương: Chuyện "tranh ải tranh ai" đã rõ ràng

DIÊN VỸ
DIÊN VỸ

TTO - Ngày 16-7, họa sĩ Thành Chương tìm thấy trong kho tư liệu cá nhân của mình tại nhà riêng ở Hà Nội bản phác thảo bức tranh của ông vẽ chân dung người bạn gái bị “hô biến” thành... tranh Tạ Tỵ.

Họa sĩ Thành Chương và phác thảo bức tranh còn lưu giữ

“Tôi hết sức cẩn thận, từng cái phác thảo vẽ từ năm mười mấy tuổi đến giờ vẫn còn giữ, mãi sau này khi có được máy ảnh mới chụp tranh đã vẽ để lưu lại” - họa sĩ Thành Chương nói và cho biết thêm đến nay số ảnh chụp tranh đã lên đến hàng ngàn.

Thành Chương hi vọng câu hỏi ai là người vẽ bức tranh được đặt tên Trừu tượng đến lúc này đã có câu trả lời đầy đủ.

Trước đó, bức ảnh cũ do ông Jean-François Hubert cung cấp có bức tranh Trừu tượng được cho là của Tạ Tỵ nằm phía sau 4 nhân vật họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân, nhà sưu tập Nguyễn Bá Đạm và ông Trần Quý Thịnh đã bị phát hiện là ảnh "cắt ghép một cách vụng về" như lời của họa sĩ cũng là nhà khoa học Nguyễn Đình Đăng (hiện sống tại Nhật Bản).

Ông Vũ Khánh, chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Việt Nam, thì nhận định: “Sau khi xem kỹ bức ảnh do ông Hubert cung cấp cho báo Tuổi Trẻ, xét tổng thể đây là bức ảnh kỷ niệm của bốn nhân vật. Về ánh sáng, sắc độ bình thường, không có gì khác biệt. Duy chỉ có vấn đề bức tranh treo trên cánh cửa quá vuông vức như cắt ghép, dán vào cánh cửa không phù hợp với thuật xa gần của nhiếp ảnh (cánh cửa thì nghiêng, chéo mà bức tranh thì thẳng). Có thể khẳng định đây là bức tranh ghép vào cánh cửa”.

Bức ảnh gốc được gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái lưu giữ và cung cấp cho họa sĩ Lê Huy Tiếp
Bức ảnh bị chỉnh sửa, ghép thêm bức tranh Trừu tượng do ông Hubert cung cấp

Họa sĩ Thành Chương khẳng định bức tranh Trừu tượng do ông sáng tác từ năm 1970 - 1971.

Thành Chương rất bất ngờ khi bức tranh của ông được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM trong triển lãm mang tên Những bức tranh trở về từ châu Âu.

Triển lãm trưng bày 17 bức tranh của nhà sưu tập tranh Vũ Xuân Chung,được giới thiệu là của các họa sĩ thế hệ Trường Mỹ thuật Đông Dương (1924 - 1945) nổi tiếng như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Sỹ Ngọc, Tạ Tỵ.

Các bức tranh này do ông Chung mua lại của ông Jean-François Hubert. Xem 17 bức tranh TẠI ĐÂY

Triển lãm từ ngày khai mạc 10-7 bị phản ứng bởi nhiều ý kiến họa sĩ, nhà báo, nhà phê bình... cho rằng triển lãm trưng bày nhiều “đồ giả” của những bậc danh họa Việt Nam.

Trong một diễn biến khác liên quan, họa sĩ Nguyễn Đình Đăng gửi email đến nhà đấu giá Christie's Hong Kong và được Christie's cho biết rằng "ông Jean-François Hubert không còn làm việc ở đó nữa và họ hiện không có chuyên gia nào về Việt Nam để thẩm tra các bức tranh này”.

DIÊN VỸ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar