09/11/2008 15:36 GMT+7

Thanh cảnh bánh Huế

Theo HIỂN DANHDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Theo HIỂN DANHDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Thỉnh thoảng lang thang trên những con đường Huế lại nghe một tiếng rao ngồ ngộ lạ tai của người bán hàng rong: “Lọc lụi nậm bèo ướt ít ram... a...”. Khách phương xa đến nghe qua chẳng hiểu mô tê gì, chừng biết ra mới thấy quả là cách giới thiệu “hàng hóa” đầy ấn tượng, vì trong cái mẹt rong ấy có cả sáu, bảy thứ bánh dân gian.

Phóng to
Mẹt bánh bèo chẵn tròn 20 cái cho mỗi lần khách gọi

Bánh Huế được chia làm hai dòng chính là bánh lá gồm nậm, bột lọc và bánh trần như bánh bèo, ít ram, bánh cuốn tôm chấy... Huế dễ gợi nhớ đến hình ảnh những món ăn được bày biện theo kiểu “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, nhỏ nhỏ, chút chút nhưng tinh tế và cầu kỳ. Nhưng bánh Huế lại như là một ngoại lệ. Vào quán, gọi một phần bánh bèo hay ít ram, người bán bưng ra cả một... mẹt bánh, làm thực khách, nhất là người phương xa, giật mình! Nhưng đó chỉ là cách để người bán tiết kiệm thời gian bưng tới, bưng lui, bởi nếu xét về hình dáng bánh thì chúng vẫn “nhỏ nhỏ, chút chút”.

Đầu tiên phải kể đến món bánh bèo. Gọi là “bèo” vì chiếc bánh trông mỏng manh như cánh bèo dập dềnh trên mặt nước. Khuôn bánh là loại chén trẹt nhỏ xíu (chén bông cỏ), đường kính hơn năm phân, còn độ dày chưa đầy một phân. Những vá bột gạo trắng ngần được rót điệu nghệ vào khuôn mà không sánh đổ ra ngoài trước khi khuôn được xếp sắp lớp trong xửng tre để hấp cách thủy.

Bánh bèo Huế ăn kèm với tôm chấy vàng gạch, “bánh phồng” chiên từ da lợn, chan chút nước mắm ngọt pha loãng trong veo, ánh sắc vàng và thơm mùi tôm chín. Nó không giống với loại bánh láng giềng Quảng Nam to, dày, ăn với nước xốt tôm thịt sanh sánh, càng không như bánh họ hàng xa phương Nam nhỏ hơn, được bóc sẵn và xếp ngay ngắn một đĩa mươi cái, quết mặt bằng đậu xanh đánh, mỡ hành, tôm chấy (đúng ra là bột tôm), đồ chua và chan nước mắm ngập đĩa.

Mỗi vùng mỗi kiểu, nhưng có lẽ ăn bánh bèo Huế tỉ mẩn và tốn công nhất. Người ăn phải dùng chiếc muỗng nhỏ xíu (hoặc thanh tre mỏng) rưới một ít nước mắm lên bề mặt bánh, rồi xoay tròn chén sao cho chiếc bánh vừa khéo rời khuôn tròn trịa. Các thiếu nữ e ấp ăn độ vài cái đã thấy... dạ lưng lửng, nhưng người thuộc dạng thích “chém to kho mặn” thì ăn một lần phải chừng hai mẹt (30-40 cái) mới thấy xi nhê!

Kế đến là bánh nậm, tuy gói lá đơn sơ nhưng được xem là loại bánh sang vì thường đi kèm với chả tôm cầu kỳ. Chiếc bánh mỏng dính, trông đơn giản nhưng cần sự tỉ mẩn từng ly: một ít bột vừa khéo che một ít nhân, không quá dày, cũng không quá mỏng. Đôi khi nhìn bàn tay của những người thợ bánh Huế quết quết, xoay xoay vuốt lá là cũng đủ mê mẩn và thấy thèm.

Thích thú nhất có lẽ là thưởng thức những bánh nậm mới hấp xong còn nghi ngút khói, nóng bỏng tay, lần mở lớp lá dong bên ngoài để tìm một chút ngon bên trong với bột bánh trắng, giữa ửng hồng nhân tôm và thơm phức.

Phóng to
Bánh ít ram trên dẻo dưới giòn

Người Huế còn ăn bánh ghép đôi, mà điển hình là món bánh ram ít. Bánh có hai phần rõ ràng: phần bánh ram chiên giòn rụm và phần bánh ít trắng ngần, dẻo, trong bọc nhân thịt tôm. Ăn món này nếu thiếu dẻo hoặc thiếu giòn thì mau ngán và cũng mất ngon. Bánh cuốn cũng là món đặc biệt, không giống đĩa bánh ăn no của Hà Nội mà cũng là “hương hoa”.

Người Huế đổ bánh cuốn chỉ to bằng bàn tay, nhưng bột dày hơn, cuốn vào giữa khi thì thịt nướng, khi thì tôm chấy tươi, mỏng manh và thanh cảnh nên ăn một lần được vài đĩa là chuyện bình thường. Món này đi cùng nước chấm tôm mới đúng điệu. Đây là hỗn hợp giữa nước tôm luộc với nước cốt chanh, nước mắm, tỏi, đường, ớt nên đủ vị mặn, ngọt, chua, cay. Khi ăn, chiếc bánh được cuốn tròn, chấm ngập trong nước chấm cho thấm đều cả bánh lẫn nhân tôm thì ăn mới thích.

Món cuối cùng trong thực đơn bánh ở nhiều quán là bánh bột lọc, làm từ bột sắn nên vỏ bánh trong suốt và dai dai, có thể nhìn thấu nhân bánh là con tôm hồng rim mặn ngọt còn nguyên vỏ bên trong. Nhiều nhà hàng lớn ở Huế và TP.HCM hiện nay còn tạo hình cho con tôm thêm phần quyến rũ bằng cách “tỉa” thành hình tháp chùa Thiên Mụ. Trong làn vỏ bột trong suốt, thấp thoáng một bóng chùa tháp mỏng manh mới thấy hết cái hồn quê của bánh dân dã. Không phải ai cũng kỳ công để làm tháp nên món bánh bột lọc đặc biệt này thi thoảng mới xuất hiện trong các lễ tiệc quan trọng mà thôi.

Bánh Huế ngon nhất có lẽ nhờ hai yếu tố là nước chấm và nhân tôm. Thông thường, các thứ bánh có thể dùng chung một loại nước mắm ngọt, được xem là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đầu tiên cho bánh Huế. Nước mắm được pha nấu từ nước hầm tôm tươi, thêm đường, tỏi nên ngọt thanh chứ không quá đậm đà. Tất nhiên, không thể thiếu vị cay tê lưỡi của những lát ớt xanh mới ra chất Huế.

Thứ đến, nhân tôm của bánh Huế là cả một công phu ẩm thực mà khi du hành đến nhiều miền khác, nhân được “biến tấu” thì bánh cũng mất luôn phần hồn. Người Huế dùng tôm nước lợ, vỏ mỏng, đầu nhỏ và ngọt thịt. Tôm nguyên vỏ rim với đường, nước mắm ngon mằn mặn, ngọt ngọt và bùi bùi tạo thành nét riêng cho nhân bánh bột lọc. Tôm băm thật nhuyễn xào với gạch thành nhân bánh nậm ngon lành.

Phóng to
Bánh cuốn tôm chấy trắng tươi

Tôm tươi quết thêm lòng trắng trứng gà, mỡ heo, hành, tiêu hấp cách thủy thì cho ra đời chả tôm, chẳng là nhân bánh gì nhưng là thứ ăn kèm với bánh không thể thiếu. Tôm hấp bóc vỏ, dùng khăn sạch quấn và vắt tôm cho ráo trước khi mang đi giã nhuyễn, sao khô thì tạo thành tôm chấy rắc lên mặt bánh, mềm tơi, ngọt thơm, gọi là chà bông tôm kiểu Huế cũng không sai.

Món tôm chấy này không hề có “bà con” gì với loại tôm chấy thường xuất hiện trong những quán Huế ở miền Nam, nhuyễn như bột nhưng khô rang, đôi lúc còn nghe lạo xạo trong miệng có lẽ vì phần vỏ nhiều hơn phần thịt. Đây có lẽ là điều làm những người Huế chính gốc khó chịu nhất khi thưởng thức bánh quê nhà ở phương xa.

“Ít mà tinh túy, nghèo mà sang” - phong thái ấy là của riêng bánh Huế, nhưng cũng là điểm chung của cả nền ẩm thực xứ kinh kỳ.

Theo HIỂN DANHDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar