02/04/2012 16:44 GMT+7

Thăm nhà thờ cổ Mằng Lăng

TIẾN THÀNH
TIẾN THÀNH

TTO - Hai hàng cau rợp bóng dẫn lối đi, những bức tượng nho nhỏ, góc tường sơn màu xám lấm tấm vệt đen màu thời gian… tất cả tạo nên không gian huyền bí và thánh thiện cho Mằng Lăng, một trong những nhà thờ cổ với lối kiến trúc độc đáo ở xã An Thạnh, huyện Tuy An, Phú Yên.

Phóng to
Mặt trước nhà thờ Mằng Lăng tạo ấn tượng bởi kiểu kiến trúc gothic thế kỷ 19 - Ảnh: Tiến Thành

Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía bắc, nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892, do một người Pháp tên Joseph de La Cassagne mà người dân xứ đạo còn gọi bằng tên tiếng Việt là Cổ Xuân, vị linh mục đầu tiên của giáo xứ Mằng Lăng.

Theo các bậc cao niên ở An Thạch, cách đây hơn 100 năm, khu vực An Thạch rất ít dân cư, phủ kín cây rừng, trong đó có một loại cây mọc rất nhiều, tán phủ rộng, lá cây hình bầu dục, hoa mọc chùm nở ra màu tím hồng gọi là mằng lăng. Hiện dấu vết khu rừng mằng lăng ấy không còn, nhưng ngôi nhà thờ vào thời điểm ấy đã được đặt tên theo loại cây quý này. Thực tế, trong nhà thờ ngày nay còn giữ một bàn gỗ mặt tròn làm bằng gỗ mằng lăng từ thuở vừa xây dựng, có đường kính đến 1,5m.

Đây là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên - "Phép giảng tám ngày" của Alexandre de Rhodes (còn gọi là cha Đắc Lộ) in năm 1651 tại Roma, Ý.

Nhà thờ nằm trong khuôn viên rộng 5.000m² với điểm nhấn mặt tiền được xây dựng theo phong cách kiến trúc gothic, mang đậm chất mỹ thuật Pháp. Hai bên là hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá đã lấm tấm phủ rêu. Hai mặt bên hành lang nhà thờ được thiết kế theo hình búp măng cách điệu đẹp mắt.

Toàn bộ nhà thờ được đặt trong không gian thoáng mát, rợp bóng cây xanh và những hàng cây sakê toát lên sự mạnh mẽ. Nhưng khu thánh đường bên trong nhà thờ mới thật sự khiến bạn choáng ngợp với những khung cửa sổ sặc sỡ sắc màu, những bức tường phủ sơn màu nâu vàng và mái trần gỗ bóng mượt treo những chiếc đèn cổ…

Không gian nhà thờ luôn tĩnh lặng với ba cánh cửa rộng mở để mọi người có thể cầu nguyện. Ngoài ra, du khách có thể tham quan căn hầm độc đáo và phòng truyền thống mang tên Anrê Phú Yên, nơi lưu trữ và triển lãm trang trọng tất cả những tư liệu liên quan đến chân phước Anrê Phú Yên.

Phóng to
Thánh đường nhà thờ nhìn qua cửa sổ - Ảnh: Tiến Thành
Phóng to
Đập Tam Giang, một lối đi tắt từ xã An Thổ dành cho khách ưa mạo hiểm đến nhà thờ Mằng Lăng (xã An Thạnh) - Ảnh: Tiến Thành
Phóng to
Bóng cây phủ xuống mặt tiền nhà thờ - Ảnh: Tiến Thành
Phóng to
Họa tiết mỹ thuật Pháp trang trí trên mặt tiền nhà thờ - Ảnh: Tiến Thành
Phóng to
Mặt sau nhà thờ thiết kế hình lăng trụ - Ảnh: Tiến Thành
Phóng to
Thánh đường nhà thờ nhìn qua cửa sổ - Ảnh: Tiến Thành
Phóng to
Thánh đường với gam màu mật ong toát lên sự trang trọng - Ảnh: Tiến Thành
Phóng to
Bia đá ghi toàn bộ lịch sử của nhà thờ bằng tiếng Pháp đặt dưới nền thánh đường - Ảnh: Tiến Thành
Phóng to
Tượng đặt Anrê Phú Yên đặt trong hành lang nhà thờ - Ảnh: Tiến Thành
Phóng to
Bình hoa độc đáo được trang trí trên những góc tường - Ảnh: Tiến Thành
Phóng to
Bức tượng Joseph de La Cassagne (tên tiếng việt là Cổ Xuân), vị linh mục đầu tiên của giáo xứ Mằng Lăng đặt trước nhà thờ - Ảnh: Tiến Thành
Phóng to
Trẻ con dạo chơi trong khuôn viên nhà thờ - Ảnh: Tiến Thành
TIẾN THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar