15/05/2024 21:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok do nước biển dâng

Ngoài xây dựng đê điều như cách của Hà Lan, chính quyền Bangkok đang tính đến phương án di dời toàn bộ thủ đô.

Thái Lan có thể phải xem xét việc di dời thủ đô Bangkok do nước biển dâng - Ảnh: RTE

Thái Lan có thể phải xem xét việc di dời thủ đô Bangkok do nước biển dâng - Ảnh: RTE

Ngày 15-5, ông Pavich Kesavawong, phó tổng giám đốc Cơ quan biến đổi khí hậu và môi trường thuộc Chính phủ Thái Lan, cho biết nước này có thể phải xem xét việc di dời thủ đô Bangkok do nước biển dâng.

Theo ông Pavich, nhiều dự báo cho thấy thủ đô Bangkok nằm ở vùng trũng, có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm trước cuối thế kỷ này. Hầu hết các khu vực ở thành phố nhộn nhịp này cũng đã phải đối phó với lũ lụt trong mùa mưa bão.

Ông cho rằng nhiệt độ thế giới đã tăng vượt mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và nếu cứ như hiện nay, thủ đô Bangkok có thể sẽ bị nước biển nhấn chìm. Do đó, hiện là thời điểm suy nghĩ về việc thích ứng.

Theo ông Pavich, chính quyền thành phố Bangkok đang nghiên cứu các biện pháp, trong đó có xây dựng đê điều, như đã từng được áp dụng ở Hà Lan. Bên cạnh đó, chính quyền cũng đang tính đến phương án di dời toàn bộ thủ đô, song đây là vấn đề "rất phức tạp" và các cuộc thảo luận vẫn mang tính giả thuyết.

Dù việc di dời thủ đô còn khá lâu mới được thông qua, song đây không phải là điều chưa từng xảy ra ở khu vực Đông Nam Á. Indonesia dự kiến khánh thành thủ đô mới Nusantara trong năm 2024, thay thế Jakarta đang bị ô nhiễm và nước biển đe dọa. Động thái này đã gây tranh cãi, với chi phí tốn kém, ước tính lên tới khoảng 32 tỉ - 35 tỉ USD.

Thái Lan đang chịu tác động của biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực, khi nông dân phải chống chọi với nắng nóng và hạn hán, trong khi các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi tình trạng tẩy trắng san hô và ô nhiễm. Trong khi đó, các nỗ lực của chính phủ vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Thái Lan đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Tổng thống Indonesia kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào siêu dự án dời đô

Lời kêu gọi được Tổng thống Indonesia Joko Widodo nêu ra khi cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì cuộc đối thoại với doanh nghiệp hai nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Mỗi khi nồng độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m³, nguy cơ mất trí nhớ tăng 17%. Với bồ hóng, mỗi khi tăng thêm 1 µg/m³ thì nguy cơ mất trí nhớ tăng tới 13%...

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Đột phá vật liệu chống dính 'xịn' hơn Teflon, an toàn với người

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Toronto (Canada) vừa công bố loại vật liệu chống dính mới có thể thay thế Teflon, giúp giảm đáng kể việc sử dụng các 'hóa chất vĩnh cửu' PFAS độc hại với con người.

Đột phá vật liệu chống dính 'xịn' hơn Teflon, an toàn với người

Khoa học cảnh báo: AI có thể 'tự học và lây truyền sự lệch chuẩn'

Các nghiên cứu mới cảnh báo ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI): các mô hình AI không chỉ học điều con người dạy, mà còn có thể tự truyền cho nhau hành vi lệch chuẩn qua những 'tín hiệu ngầm' mà chính con người không biết.

Khoa học cảnh báo: AI có thể 'tự học và lây truyền sự lệch chuẩn'

320 triệu cây xanh bị sét đánh chết mỗi năm, thải ra 1 tỉ tấn CO₂

Thông qua phân tích dữ liệu sét từ khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện sét là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của cây rừng, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới.

320 triệu cây xanh bị sét đánh chết mỗi năm, thải ra 1 tỉ tấn CO₂

Nghịch lý khí hậu: Đất càng khô hạn, biển dâng càng nhanh

Một nghiên cứu mới cho thấy hiện tượng khô hạn trên diện rộng, bao gồm việc nước ngọt từ đất liền chảy ra biển, đang là nguyên nhân chính gây mực nước biển dâng.

Nghịch lý khí hậu: Đất càng khô hạn, biển dâng càng nhanh

Không có Trái đất thứ hai

Chuyển dịch từ hành tinh xanh (Trái đất) đến hành tinh đỏ (sao Hỏa), cho đến sau phần tư đầu tiên của thế kỷ 21, vẫn chưa thật sự khởi động đúng nghĩa.

Không có Trái đất thứ hai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar