26/10/2022 08:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thách thức chờ tân thủ tướng trẻ nhất 200 năm qua của Anh

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Tối 25-10 theo giờ Việt Nam, ông Rishi Sunak, 42 tuổi, chính thức trở thành tân thủ tướng Anh sau khi diện kiến Vua Charles III tại Điện Buckingham và được yêu cầu thành lập chính phủ mới.

Thách thức chờ tân thủ tướng trẻ nhất 200 năm qua của Anh - Ảnh 1.

Ông Rishi Sunak (phải) diện kiến Vua Charles III tại Điện Buckingham ngày 25-10 - Ảnh: Reuters

Cựu bộ trưởng tài chính Sunak sẽ là vị thủ tướng thứ ba của Anh chỉ trong bảy tuần qua. Đây cũng là vị lãnh đạo thứ tư của Đảng Bảo thủ cầm quyền kể từ khi Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - sự kiện Brexit.

Nhiều thách thức chờ đón

Truyền thông đã chào đón ông Sunak với hàng loạt bài viết về sự trẻ trung, tài năng, giàu có và học vấn ấn tượng của tân thủ tướng. Sự có mặt của ông tại số 10 phố Downing kèm theo một bản lý lịch nhiều sắc màu được xem là làn gió mới cho chính trường đầy biến động của Vương quốc Anh.

Nhưng trong bối cảnh người tiền nhiệm Liz Truss phải sớm rời văn phòng vì không cho thấy khả năng giải quyết bài toán kinh tế, có thể nói "tuần trăng mật" của ông Sunak chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ. 

Bản thân ông trong phát biểu đầu tiên trước Quốc hội hôm 24-10 sau khi biết mình sắp thành lãnh đạo Đảng Bảo thủ, đã lập tức thừa nhận: "Chúng ta đang đối mặt với một thách thức kinh tế sâu sắc".

Thật trớ trêu khi ông Sunak, vị thủ tướng gốc Ấn đầu tiên trong lịch sử Anh, sẽ lãnh đạo một nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới nhưng vừa bị chính Ấn Độ vượt mặt. Vương quốc Anh đang hứng chịu rất nhiều áp lực kinh tế cùng lúc, từ khó khăn khi rời khỏi EU, tác động của đại dịch COVID-19, cho tới áp lực lạm phát và giá năng lượng tăng cao.

Khi còn là bộ trưởng tài chính từ tháng 2-2020 tới tháng 7-2022, ông Sunak đã "bơm" rất nhiều tiền nhằm hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Nhưng theo thời gian, giờ đây các chính sách cũ đã góp phần khiến lạm phát hiện ở mức trên dưới 10% - cao nhất trong 40 năm qua.

Như nhiều nơi khác, kinh tế Anh đang ì ạch và có nguy cơ rơi vào suy thoái. Một vòng xoáy khủng hoảng được tạo ra khi Ngân hàng Anh giờ không thể mua nợ chính phủ, đồng thời phải tăng lãi suất để giảm lạm phát.

Tờ New York Times cho rằng hiện ông Sunak phải gấp rút xử lý áp lực giá năng lượng cho các hộ gia đình trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao, đồng thời ưu tiên khôi phục uy tín tài chính khi xếp hạng tín dụng của Anh bị đánh giá thấp.

Theo Telegraph, lạm phát và hóa đơn vay nợ ngày càng tăng đồng nghĩa với nhu cầu phải đánh thuế nhiều hơn và chi tiêu ít hơn, ngay cả khi Anh rơi vào suy thoái. 

Trong khi đó, chính sách kinh tế của Sunak - từng được gọi là Rishinomics, chắc chắn phải kéo theo "những lựa chọn kinh tế đau đớn" bất kể ông tự nhận mình là một người chuộng thuế thấp bên Đảng Bảo thủ.

Thách thức chờ tân thủ tướng trẻ nhất 200 năm qua của Anh - Ảnh 2.

Dữ liệu: Nhật đăng - Đồ họa: T.ĐẠT

Chạy đua với thời gian

Thủ tướng Truss đã phải rời ghế sau khi kế hoạch giảm thuế bị phản đối. Điều này đặt ra một câu hỏi: liệu Đảng Bảo thủ và người dân Anh có thể tin tưởng vào ông Sunak, người từng... bị bà Truss đánh bại chỉ cách đó vài tuần?

Đa số giới quan sát chính trường Anh nhận định Đảng Bảo thủ dồn ủng hộ cho ông Sunak lúc này chủ yếu nhằm ổn định chính trị trước mắt, thay vì xem ông là một nhân vật có khả năng định hình tương lai cho nước Anh.

Nói cách khác, nhiều người chọn ông Sunak vì họ không muốn triển khai kế hoạch của bà Truss, không muốn chọn bà Penny Mordaunt, càng không muốn thấy cựu thủ tướng Boris Johnson quay lại.

Đối với Đảng Bảo thủ, ngoài những yếu tố phức tạp của chính sách kinh tế, về tổng quan ông Sunak cũng từng không được ủng hộ vì ông không có một chính sách "Brexit" thực sự thuyết phục.

Như vậy ông Sunak phải đảm đương nhiệm vụ kép, vừa phải ổn định chính trị, thương thuyết với EU, vừa phải chứng minh mình là người Đảng Bảo thủ có thể tin tưởng.

Hiện nay các cuộc thăm dò cho thấy Công Đảng đang dẫn trước Đảng Bảo thủ, trong khi trước đây ông Sunak từng bị nghi ngờ không phải là người có thể giúp phe Bảo thủ đảm bảo vị thế trong cuộc bầu cử dự kiến vào cuối năm 2024 đầu năm 2025. 

Hôm 25-10, tờ Guardian đăng bài bình luận rằng ông Sunak sẽ đẩy nền kinh tế vào một viễn cảnh khó khăn, và đây là lúc Công Đảng có thể khai thác.

Thủ tướng Rishi Sunak ngồi ghế chưa nóng, dân Anh đã muốn tổng tuyển cử sớm

TTO - Các cuộc khảo sát của một số tờ báo Anh cho thấy đa số cử tri muốn tổng tuyển cử sớm do cảm thấy không hài lòng với việc thủ tướng chỉ được lựa chọn giữa những nghị sĩ của Đảng Bảo thủ cầm quyền.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Tại cuộc họp thường niên lần thứ 13 hôm 20-5, Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã thông qua bốn nghị quyết quan trọng nhằm tăng cường giám sát tài chính và quản lý tài sản trong các chùa, ngăn ngừa tình trạng biển thủ công đức.

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Nga cảm ơn đề xuất tổ chức hòa đàm tại Vatican của Giáo hoàng Leo XIV

Hôm 20-5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã trả lời một số câu hỏi về địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, bao gồm cả Vatican.

Nga cảm ơn đề xuất tổ chức hòa đàm tại Vatican của Giáo hoàng Leo XIV

Ông Biden phủ nhận giấu bệnh, hơn 10 năm chưa xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt?

Người phát ngôn của ông Joe Biden phủ nhận thông tin cựu tổng thống Mỹ giấu giếm bệnh tật và cho biết lần cuối ông xét nghiệm PSA là năm 2014.

Ông Biden phủ nhận giấu bệnh, hơn 10 năm chưa xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar