21/01/2021 09:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tết xưa - Tết nay: Tủ lạnh mơ ước của cha và chiếc thùng xốp đá

THÚY VÂN
THÚY VÂN

TTO - Đồ ăn mùa Tết được trữ trong thùng xốp đầy đá dùng trong mấy ngày, đặc biệt là cho mâm cơm mùng 1 khi cô bác họ hàng tề tựu đông đủ. Cha ước tủ lạnh, anh chị mình quyết chắt chiu để cuối năm lên tận thị xã chọn mua cái tủ lạnh làm quà cho cha.

Tết xưa - Tết nay: Tủ lạnh mơ ước của cha và chiếc thùng xốp đá - Ảnh 1.

Hay là Tết năm nay về học gói bánh, rủ mẹ cùng tập gói bánh chưng cho cha nhỉ… - Ảnh: THÚY VÂN

Những năm trước 2012, mỗi lần Tết sắp đến nhà mình đều phải chuẩn bị thật nhiều đá cho vào cái thùng xốp để trữ đồ ăn.

Hồi đó nhà nhỏ xíu, cũng không có tủ lạnh. Mình nhớ, ước mong lớn nhất của cha thời điểm đó là có thể sắm được cái tủ lạnh. Cha thích uống nước đá, mỗi lần muốn có đá uống phải đi bộ hơn 500m mới mua được.

Thích tủ lạnh còn vì nó mang đến cho cha cảm giác đủ đầy. Cảm giác của người đàn ông luôn trăn trở với cơm áo gạo tiền nhưng lại bất lực trước cái nghèo cứ đeo đẳng mãi.

Lúc cha mình còn sống, cũng như nhiều gia đình khác, độ khoảng 28, 29 Tết nhà mình sẽ gói bánh và thức nấu bánh tới gần sáng. Sau vườn nhà có 1 bụi lá dong rất to, mẹ để dành ngày Tết cắt mang ra chợ bán, hoặc đổi cân thịt, cân nếp… chỉ chừa vừa đủ để nhà gói bánh.

Mình luôn là người được phân nhiệm vụ rửa và lau lá. Lá dong lá chuối đều phải lựa lá to và đẹp thì gói bánh mới đẹp được. Cha luôn là người gói bánh chưng. Cha gói bánh chưng không cần khuôn gỗ nhưng vẫn rất vuông vức và chắc.

Ngược lại mẹ sẽ là người gói bánh tét. Mẹ không gói bánh chưng đẹp được như cha, còn cha lại không gói bánh tét được như mẹ. Nhiều lúc mình nghĩ, ở nhà mình bù trừ như vậy thật là tốt. Đủ bánh chưng bánh tét, đủ cha lẫn mẹ. Với mình, Tết chính là những khoảnh khắc như vậy.

Đồ ăn nhà mình mùa Tết được trữ trong thùng xốp đầy đá dùng trong mấy ngày, đặc biệt là dùng cho mâm cơm mùng 1 khi cô bác họ hàng tề tựu đông đủ. Vì ước mong đó, anh chị mình quyết chắt chiu để cuối năm lên tận thị xã chọn mua cái tủ lạnh làm quà cho cha trước Tết.

Mình vẫn nhớ như in cái cảm giác giàu có chạy lân rân trong người khi góc bếp nhà nay được đặt thêm cái tủ lạnh.

Điều không ai ngờ nhất, đó có lẽ là cái Tết đủ đầy nhất trong suốt cuộc đời lầm lũi của cha mình, vì sau cái Tết không lâu, cha theo ông bà đi xa thật xa…

Mẹ mình đến nay vẫn thi thoảng nhìn cái tủ lạnh đó và bảo: "Khổ thân, ổng còn chưa được hưởng thụ gì". Không ai bảo ai, mỗi người trong gia đình mình đều xem cái tủ lạnh ấy là hiện vật chứng kiến cái Tết cuối cùng với đủ đầy các thành viên trong gia đình.

Cũng có lẽ vì thế nên mãi đến tận bây giờ dù đã rất cũ nhưng chưa bao giờ mình nghe mẹ hay anh chị có ý định thay tủ mới.

Tết xưa - Tết nay: Tủ lạnh mơ ước của cha và chiếc thùng xốp đá - Ảnh 2.

Tết vẫn thế, vẫn bồi hồi khi nhạc xuân vang ầm khắp xóm, vẫn nô nức cùng mẹ đi chợ xuân - Ảnh: THÚY VÂN

Mình có một anh bạn đi Úc định cư đã hơn 10 năm không thể trở về. Trong những cuộc gọi vồn vã vào ngày Tết vẫn là nỗi nhớ nhà da diết. Nhà lúc nào chẳng nhớ, chỉ là Tết đến làm cảm giác ấy quặn thắt hơn mà thôi.

Mỗi lần đến Tết bạn mình lại gọi kể lể. Cũng có bánh chưng bánh tét, hũ hành hũ kiệu, cũng có bánh mứt, cũng đón giao thừa. Cơ mà, không tìm đâu được cái mùi Tết, cái vị Tết như ở quê.

Cái mùi Tết khiến nó ray rứt mãi không thôi mỗi khi nhớ về. Đôi lúc cuộc nói chuyện bị ngắt vội, mình biết sau đó mắt nó sẽ cay xè. Mắt mình cũng cay theo mỗi khi nhìn lên bàn thờ với tấm di ảnh và đĩa bánh chưng mẹ mua về vì từ khi cha mất mẹ không dám gói…

Nhiều người vẫn thường nói: "Tết giờ không vui như Tết xưa nữa". Mình lại nghĩ khác, mình luôn tin rằng dù bây giờ hay bao nhiêu năm nữa, Tết vẫn thế. Vẫn bồi hồi khi nhạc xuân vang khắp xóm, vẫn nô nức cùng mẹ đi chợ xuân, vẫn thích dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị nồi thịt kho…

Đám trẻ đùa nô vì Tết được nghỉ học, được sắm sửa quần áo đẹp, được lì xì. Những người lớn tuổi như mẹ mình vẫn mong Tết để con cháu đoàn viên. Tết kỳ diệu lắm! Tết có sức mạnh để lôi kéo người con xa xứ trở về. Tết có sức mạnh để người ta dễ dàng vị tha cho nhau.

Nên thực ra, Tết vẫn vậy, có chăng là cách mỗi người chúng ta cảm nhận đã khác đi mà thôi. Chợt nghĩ, hay là Tết năm nay về học gói bánh, rủ mẹ cùng tập gói bánh chưng cho cha nhỉ…

980x320 (1)

Diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.

Diễn đàn gồm các bài viết, bài dự thi của cuộc thi Tết xưa - Tết nay về những ký ức Tết xưa, khát vọng ngày xuân hay những khoảnh khắc sum họp, cảnh đẹp trên đường về quê đón Tết của bạn đọc.

Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước. Thời gian nhận bài từ ngày 15-1-2021 đến hết ngày 20-2-2021.

Cách thức tham gia:

Bài viết dự thi gửi đến theo 2 cách:

Gửi qua địa chỉ email: [email protected]

Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết Tết xưa - Tết nay.

Bạn đọc vui lòng cung cấp địa chỉ, số tài khoản, số CMND để chúng tôi chuyển nhuận bút.

Các bài lọt vào vòng sơ kết sẽ được thông báo sau.

Cơ cấu giải thưởng:

• 1 giải nhất: 10 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Samsung A31 của FPT Shop; 02 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 2 giải nhì: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Xiaomi Note 9 hoặc Oppo A53 của FPT Shop; 01 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 3 giải ba: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Realme C12 hoặc VSmart Joy 4 hoặc Vivo Y20 của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size lớn.

• 10 giải khuyến khích: mỗi giải gồm 2 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là sạc dự phòng UMETRAVEL 10.000 mAh của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size nhỏ.

• 20 phần quà tặng dành cho bạn đọc trên mạng xã hội là: balô FPT Shop + voucher giảm 10% khi mua laptop tại hệ thống cửa hàng FPT Shop; gấu bông + túi du lịch Vietjet.

Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 28-2-2021.

Tết xưa - Tết nay: Xuân nồng trên chái bếp, gừng nồng cay, khoai béo ngậy, dừa thơm…

TTO - Lòng tự hỏi lòng bao giờ xuân đến, bao giờ Tết mang niềm vui năm mới ùa về xua đi cái giá lạnh của không gian và nỗi buồn u lẻ của những nỗi lo dịch bệnh, nỗi buồn bao chuyện thế sự đổi thay. Tết bắt đầu từ lúc mẹ mua 'các thứ về xé nháp'...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Các hiện vật được thu hồi tại thành phố New York, giới chức Ai Cập cho biết.

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

Chùa Quán Sứ chính thức thông báo mở xuyên đêm để phục vụ nhu cầu quá lớn của bà con, Phật tử đến chiêm bái xá lợi Phật.

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Chùa Thanh Tâm (TP.HCM), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam), núi Bà Đen (Tây Ninh) là những địa điểm được chọn tôn trí xá lợi Phật (bảo vật quốc gia Ấn Độ), để tăng ni, Phật tử, người dân đến chiêm bái.

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

YouTuber Cee Jay (quốc tịch Nigeria) và diễn viên, MC Charlie Winston (quốc tịch Mỹ) đã hòa giọng cùng các nghệ sĩ Việt Nam hát vang ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong đêm nghệ thuật ‘Quà tháng 5 dâng Người’ tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh chiều 14-5 tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình.

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được gọi tên.

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar