02/02/2017 11:28 GMT+7

Tết thuyền của ngư dân Bình Châu

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Trong những ngày tết cổ truyền, ở xã biển Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) còn có một cái tết độc đáo dành cho những chiếc thuyền dọc ngang Hoàng Sa. Người dân địa phương gọi là Tết thuyền.

Tết thuyền với những nghi thức cúng tàu, cúng biển mẹ - Ảnh: Trần Mai

Trong những ngày tết, những ngư dân có thuyền đi biển chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn đưa xuống thuyền để thực hiện nghi thức cúng thuyền, cúng biển. Những lão ngư dân cả đời sóng gió biển khơi được chọn đứng ra chủ trì buổi cúng thuyền.

Họ mang lên mâm cúng những sản vật tốt nhất trong mùa vụ vừa qua cùng các lễ vật truyền thống như bánh chưng, trái cây, rượu, gạo, cháo trắng, muối, trầu cau, nhang đèn...

Lão ngư Bùi Thơ đã ngoài 80 tuổi, không còn đi biển nữa nhưng tết nào ông cũng cùng con cháu ra cảng Sa Kỳ cùng với những vị già làng khác chuẩn bị một cái tết cho tàu bè.

Ông Thơ chia sẻ: “Trong cái tết này, chúng tôi thực hiện nghi thức cúng với ý nghĩa mong muốn một mùa vụ bội thu, sóng yên biển lặng. Người đi biển Hoàng Sa như dân vùng này luôn tâm niệm chiếc tàu cũng như anh em hoạn nạn có nhau.

Chiếc tàu cũng là nơi bám víu cuối cùng nếu chẳng may gặp nạn, nên trong ngày tết những chiếc thuyền cũng có tết”.

Những hải sản tốt nhất được mang xuống thuyền trong nghi thức cúng bái. Đó là cách để ngư dân cảm ơn biển mẹ đã luôn chở che cho những người đàn ông miền biển vươn khơi đánh bắt và bội thu.

Ngư dân Bùi Văn Cu cho biết: “Tết thuyền là lòng thành của người đi biển với chiếc tàu và biển mẹ. Dù trong ngày tết chúng tôi vẫn không quên giây phút nào. Qua đó, chúng tôi cũng cầu xin những bậc tiền hiền phù hộ cho chúng tôi”.

Những hạt gạo, muối được rải khắp sàn tàu để thần tàu cùng chia vui. Người làng biển biết rằng tàu của họ giờ đã có công suất lớn, chinh phục tới tận những vùng biển xa nhưng luôn bị các loại thiên tai và nhân tai rình rập.

Trong những năm gần đây còn liên tiếp gặp tàu Trung Quốc truy đuổi đâm va, Tết thuyền như một lời tri ân với con tàu nơi đầu sóng ngọn gió, cho gia đình họ cơm no áo ấm.

Ngư dân Bùi Văn Cu tâm tình: “Cái tết nghèo khó hay đầy đủ đều phụ thuộc vào con tàu. Người dân biển ăn tết chủ yếu để có thời gian bên vợ con chứ chúng tôi không bao giờ ăn tết quá dài vì còn phải ra khơi sau lễ cúng thuyền và khai hội mở biển”.

TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar