24/01/2016 09:35 GMT+7

Tết Bính Thân, xem 15 họa sĩ vẽ khỉ

LÊ THIẾT CƯƠNG
LÊ THIẾT CƯƠNG

TT - Triển lãm chào mừng năm mới Bính Thân trưng bày gần 30 tác phẩm của 15 họa sĩ từ 26-1 đến hết ngày 26-2-2016 tại Laca Café 24 - 26 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Các tranh đề tài Thân trong triển lãm.


Triển lãm chào mừng năm mới Bính Thân trưng bày gần 30 tác phẩm của 15 họa sĩ Tào Linh, Doãn Hoàng Lâm, Nguyễn Hồng Phương, Phạm Trần Quân, Nguyễn Quốc Thắng, Lê Thiết Cương, Nguyễn Nghĩa Cương, Ngô Thị Bình Nhi, Hoàng Thị Phương Liên, Đức Phạm, Trần Gia Tùng, Đỗ Dũng, Nguyễn Quang Thiều, Tô Hiến Chiến và Nguyễn Quốc Thái với nhiều chất liệu đa dạng từ sơn dầu, bột màu, giấy dó đến xé giấy, gốm, acrylic.

Trong buổi khai mạc triển lãm (lúc 17g30 thứ ba 26-1), các họa sĩ sẽ vẽ chung một bức tranh đàn khỉ trên toan kích cỡ 80x300cm.

Đề tài con giáp vốn được nhiều họa sĩ quan tâm có lẽ vì tính chất đặc biệt của nó. Đó cũng là một cái cớ hay, gợi cảm, gợi hứng cho tâm trạng giao niên, năm hết tết đến, tiễn cũ đón mới. Đó cũng là một tục lệ đẹp của các họa sĩ mà chưa chắc các ngành nghệ thuật khác đã dễ gì có được.

Năm nay, 15 họa sĩ cùng chung một đề tài Thân, chất liệu thì tùy. Người sơn dầu, người giấy dó, người thì bột màu, người xé giấy. Người vẽ tranh, người làm tượng... 15 họa sĩ mỗi người mỗi hình Thân, màu Thân, mỗi kiểu Thân riêng cho mình. Riêng mà chung. Chung nhưng riêng.

Họa sĩ cao niên Nguyễn Quốc Thái tham gia triển lãm hăng hái nhất, ông vẽ ba bức khỉ, sơn dầu trên vải, màu rất tươi, mới, rất năm mới. “Họa sĩ” - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều vẽ một bức khổ to acrylic trên toan, kỹ thuật vờn tỉa của ông như một họa sĩ chuyên nghiệp.

Nữ họa sĩ Hoàng Thị Phương Liên, họa sĩ duy nhất ở Sài Gòn tham gia triển lãm này, vẫn trung thành với chất liệu xé giấy màu bằng một tác phẩm khỉ mẹ khỉ con. Nguyễn Hồng Phương vẽ chân dung khỉ theo kiểu tạo hình lập thể với nhiều màu tương phản mạnh, sặc sỡ.

Họa sĩ Doãn Hoàng Lâm lần đầu thử tài trên gốm nhưng đã có duyên ngay, anh góp mặt bằng ba đĩa gốm Bát Tràng vẽ khỉ men xanh trắng. Tào Linh bày hai bức khỉ, vẫn sở trường mực nho trên giấy dó. Họa sĩ Nguyễn Nghĩa Cương bê về ba bức Bính Thân theo tinh thần pop-art, anh biến tấu trên chủ đề tranh dân gian Đông Hồ chú bé ôm gà thành khỉ ôm gà. Ngộ nghĩnh, hài hước...

Chia tay Mùi đón Thân. Một Bính Thân mong là an lành.

*Xem một số tranh:

 
 
 
 
 
LÊ THIẾT CƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar