04/09/2013 10:35 GMT+7

Tây balô, 12 đô một ngày

QUỲNH TRUNG
QUỲNH TRUNG

TT - Khu phố Tây Sài Gòn được coi là một thế giới thu nhỏ, không thiếu dịch vụ gì từ thiết kế tour du lịch, bar, nhà hàng, khách sạn, thuê xe máy, hớt tóc - làm móng tay, cho đến các dịch vụ “nhạy cảm” khác với giá cả vô cùng bình dân. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi ngày càng nhiều du khách quốc tế chủ yếu là Tây balô (backpacker) hay còn gọi nôm na là Tây bình dân tìm đến đây.

Kỳ 1:

Phóng to
Bữa trưa của hai du khách Mỹ này là tô hủ tiếu bình dân 30.000 đồng - Ảnh: Quỳnh Trung

Họ thường vác trên vai balô to lớn đôi lúc nặng hơn cả cơ thể, ăn mặc thoải mái nhất có thể như áo thun quần soọc và đa số họ còn khá trẻ. Họ có sở thích xài tiền lẻ và du lịch theo hình thức tự túc nên thường tìm những phòng trọ và thức ăn rẻ nhất. Họ hạn chế di chuyển bằng xe để tiết kiệm chi phí đi lại. Nhưng không vì thế mà chuyến du lịch khám phá của họ tẻ nhạt và vô vị. Đối với những vị khách này, khám phá văn hóa và con người địa phương quan trọng hơn đi ngắm cảnh hay tìm đến những khách sạn, quán bar sang trọng.

3.000 USD cho năm tháng

Ba giờ chiều, hai nữ du khách Vanessa Butler và Suzanne Bradford đến từ Mỹ vừa dùng xong bữa ăn trưa ở một quán hủ tiếu vỉa hè lụp xụp tại một góc đường Bùi Viện. Họ tấm tắc khen ngon và cho biết khá hài lòng với bữa ăn. “Chúng tôi không khắt khe trong việc ăn uống. Sáng nay chúng tôi uống một ly sinh tố trái cây thay cho buổi sáng với giá 1USD. Giờ chúng tôi ăn trưa tại đây thêm 1,5 USD nữa. Cho đến giờ việc ăn uống cơ bản đã xong” - cô Suzanne cười thân thiện cho biết.

Vanessa ngồi đối diện phụ họa thêm: “Tôi thấy du lịch ít tiền thú vị hơn vì bạn có thể trải nghiệm được văn hóa địa phương sâu hơn. Vì tiền bạc eo hẹp nên chúng tôi chọn quán ăn này và qua đó khám phá được văn hóa ẩm thực đường phố của các bạn”.

TP.HCM là trạm dừng chân thứ tư của hai cô gái trẻ người Mỹ. Trước đó họ đã đến Thái Lan, Lào và Campuchia. Họ cho biết sau khi rời VN, họ sẽ du lịch đến Nam Phi bằng máy bay giá rẻ trước khi trở về nhà để kết thúc chuyến du lịch kéo dài năm tháng. Vanessa, 24 tuổi và vừa tốt nghiệp một trường ĐH nghệ thuật ở Texas (Mỹ), cho biết cô và Suzanne mỗi người chỉ chuẩn bị chi phí ít ỏi 3.000 USD cho chuyến du lịch dài hơi năm nay, do vậy phải tuân theo một quy tắc chi tiêu là chi không quá 12 USD một ngày cho ăn uống, tiền thuê khách sạn và chi phí đi lại.

Họ đang chia sẻ một phòng khách sạn hai giường ngủ giá 13 USD mỗi ngày (mỗi người trả 6,5 USD) trong một con hẻm nhỏ trên đường Bùi Viện do một người bạn giới thiệu. Suzanne nói do đi bên ngoài phần lớn thời gian trong ngày nên phòng trọ chỉ là nơi để ngả lưng. “Chúng tôi hài lòng với căn phòng đang ở, có máy quạt, phòng tắm và tủ lạnh dù máy điều hòa đôi lúc không hoạt động được. Nhưng như thế là đủ rồi” - Suzanne, 32 tuổi, hiện làm phiên dịch viên cho một trung tâm phục vụ người khiếm thính ở bang Florida, nói với chúng tôi.

Như đại đa số du khách bình dân khác, Vanessa và Suzanne thường chọn phương tiện đi lại giá rẻ. Họ di chuyển đến TP.HCM từ Campuchia bằng xe đò và sau đó dành thời gian rảo bộ để khám phá các thắng cảnh trong TP. Vanessa tiết lộ hành lý của cô không quá nặng như nhiều người nghĩ. Cô nói chỉ chuẩn bị năm cái áo trong suốt chuyến du lịch năm nay và nói thêm nếu quần áo giặt ủi không kịp hay gặp sự cố gì thì cô thường mua thêm quần áo trên đường đi du lịch hoặc nhờ dịch vụ giặt ủi.

“Mục đích chuyến du lịch năm nay của chúng tôi là khám phá châu Á. Ở VN chúng tôi muốn tìm hiểu văn hóa, danh lam thắng cảnh ở TP.HCM và muốn được là một phần của cuộc sống nơi đây. Con người VN rất dễ thương và lối sống cũng rất khác biệt so với đất nước chúng tôi, nhất là về giao thông” - cả hai cho biết.

Sau khi nghe người địa phương liệt kê một vài thắng cảnh nổi tiếng ở TP.HCM như dinh Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP, chợ Bến Thành và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Suzanne liền mở quyển sách du lịch ra ghi chú lại và nhờ tôi chỉ dẫn đường đi. Cả hai cùng cảm ơn và háo hức cho biết sẽ dành nốt thời gian còn lại trong ngày để khám phá những địa danh trên. Riêng Suzanne còn chia sẻ thêm sẽ ghi lại những cảm nhận về VN trong quyển nhật ký du lịch của cô.

Phóng to
Một nhóm du khách ngồi hóng mát trong một con hẻm đường Bùi Viện - Ảnh: Quỳnh Trung

Điểm dừng chân thú vị

Khu Tây balô còn là điểm dừng chân tuyệt vời của nhiều du khách Tây balô như anh Iserh Serra Vert, 32 tuổi, đến từ Tây Ban Nha trước khi tiếp tục những chuyến hành trình tỏa đi khắp dải đất chữ S hoặc đến những quốc gia láng giềng. Chúng tôi bắt gặp anh vừa đi bộ vừa đọc quyển Lonely Planet về VN trên đường Bùi Viện cách quán ăn vỉa hè mà Suzanne và Vanessa ăn chỉ vài chục bước chân. Anh cho biết mới vừa ngủ dậy sau khi quay lại TP.HCM từ miền Bắc. Điều khiến tôi bất ngờ là anh ngồi bệt trên vỉa hè ngay trước một nhà hàng khi bắt đầu cuộc trò chuyện với phóng viên.

Anh vừa quay lại TP.HCM sau khi đi khám phá khắp mọi miền đất nước Việt Nam gồm Sa Pa, Hạ Long, Huế, Hội An, Phú Quốc và đồng bằng sông Cửu Long kéo dài trong bốn tuần. Iserh, hiện là một nhà thiết kế ở thành phố Barcelona, cho biết anh chỉ tốn khoảng 900 EUR cho chuyến khám phá VN lần này và cảm thấy rất hài lòng.

“Bạn biết đó, du lịch bình dân đôi lúc rất thú vị. Khi tôi đến Phú Quốc, một ngư dân địa phương mời tôi đến nhà và đãi ăn. Đó là một cách du lịch để khám phá nét văn hóa địa phương và lại hoàn toàn miễn phí” - Iserh nói.

“Đôi lúc bạn không thể đánh giá bạn thích hay không thích một thành phố từ cái nhìn đầu tiên. Lúc đầu đến TP.HCM, tôi thấy đông đúc người và chật chội quá. Nhưng nếu ở lâu hơn, bạn sẽ nhận ra nó rất đẹp” - chàng trai Tây Ban Nha chia sẻ cảm nhận về TP.HCM.

Dù thức ăn ở khu phố Tây có thể được xem là rẻ nhất khu vực nhưng anh Iserh vẫn phàn nàn giá mắc hơn ở Thái Lan chút ít. Anh thậm chí còn khuyên tôi nên hỏi giá trước để đề phòng bị “chặt chém” nếu đi vòng vòng trong khu vực này.

Cách đó không xa, tại một nhà hàng trong con hẻm trên đường Phạm Ngũ Lão, đôi tình nhân trẻ Jamie Wilson và Heyley Whitaker đến từ nước Anh cho chúng tôi biết họ biết đến khu phố Tây balô này sau khi tham khảo thông tin về VN trên trang web du lịch nổi tiếng Trip Advisor. “Đây là một điểm đến vô cùng lý tưởng. Chúng tôi có thể tìm thấy bất cứ dịch vụ gì. Chúng tôi cũng dễ dàng đi đến những nơi khác. Có nhiều nơi để ăn uống, giá cả lại khá bình dân. Vả lại người dân địa phương ở đây thân thiện và nói tiếng Anh khá tốt” - cả hai nhận xét.

Cũng trong hôm đó, chúng tôi bắt gặp anh Julian Reuter người Đức đi bộ vòng vòng khám phá khu Phạm Ngũ Lão mà không biết đích đến kế tiếp là nơi nào. Anh nói vì được nghe khu này giá thức ăn và khách sạn rẻ nên tìm đến lưu trú. Cách đó vài trăm mét, cô Veronica Rodiquez và bạn đến từ Tây Ban Nha đang chăm chú quan sát một phụ nữ địa phương cắt rau trong một con hẻm nhỏ hẹp đông đúc trên đường Phạm Ngũ Lão...

____________

Kỳ tới: Nhộn nhịp ẩm thực đường phố

QUỲNH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar