31/08/2023 13:02 GMT+7

Tàu vũ trụ Liên Xô cũ vỡ nát sau khi đụng mảnh vụn không gian

Một tàu vũ trụ của Liên Xô cũ vừa bị vỡ vụn trên quỹ đạo cách Trái đất khoảng 1.400km, sau một vụ va chạm với mảnh vụn không gian.

Hình minh họa các mảnh vụn không gian trên quỹ đạo Trái đất - Ảnh: SPACE.COM 

Hình minh họa các mảnh vụn không gian trên quỹ đạo Trái đất - Ảnh: SPACE.COM

Vụ va chạm dẫn đến tàu vũ trụ Kosmos-2143 (hoặc Kosmos-2145) vỡ nát đã được nhà vật lý thiên văn và chuyên gia về mảnh vỡ không gian Jonathan McDowell thông báo trên X (Twitter) ngày 30-8, theo trang khoa học Space.com.

Tàu vũ trụ Kosmos-2143 được phóng trên một tên lửa của Liên Xô vào năm 1991. Các nhà nghiên cứu không biết và có thể sẽ không bao giờ biết được nguyên nhân khiến nó bị phân mảnh.

Tuy nhiên sự kiện này nêu bật tình hình bấp bênh trên quỹ đạo Trái đất - nơi các mảnh vụn không gian tích lũy trong suốt hơn 60 năm các quốc gia khám phá không gian - hiện đang gây ra mối đe dọa cho các vệ tinh mới vẫn đang hoạt động.

Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), khoảng 34.550 vật thể như vậy hiện đang tồn tại trên quỹ đạo Trái đất.

Ngoài ra còn có khoảng 1 triệu mảnh vụn có kích thước từ 1 - 10cm và 130 triệu mảnh nhỏ hơn 1cm bay trong không gian, theo ước tính của ESA.

Trong khi đó các radar trên Trái đất chỉ theo dõi được các vật thể lớn hơn 10cm.

Khi radar ghi nhận một trong những vật thể lớn hơn đang tiếp cận một vệ tinh hoặc tàu vũ trụ đang hoạt động, người vận hành sẽ nhận được cảnh báo và có thể di chuyển vệ tinh/tàu vũ trụ của họ ra khỏi vùng nguy hiểm. Nhưng không có cảnh báo nào trước sự xuất hiện của những mảnh rác nhỏ.

Vấn đề là ngay cả một mảnh rác vũ trụ nhỏ tới 1cm cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Vào năm 2016, một mảnh vụn không gian chỉ rộng vài mm đã tạo ra một lỗ rộng 40cm trên một trong các tấm pin mặt trời của vệ tinh quan sát Trái đất Sentinel 2 của châu Âu. Vụ va chạm đã tạo ra một số mảnh vỡ đủ lớn có thể theo dõi được từ Trái đất.

Sentinel 2 sống sót sau sự cố, nhưng các kỹ sư ESA cho biết nếu rác vũ trụ va vào thân chính của tàu thì sứ mệnh có thể đã kết thúc.

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về lượng rác vũ trụ ngày càng tăng trên quỹ đạo Trái đất.

Một số người lo ngại tình hình đang dần tiến tới một kịch bản được gọi là "Hội chứng Kessler", được đặt theo tên nhà vật lý đã nghỉ hưu của NASA Donald Kessler.

Kịch bản "Hội chứng Kessler" dự đoán rằng số lượng mảnh vỡ ngày càng tăng do những va chạm trên quỹ đạo, cuối cùng sẽ khiến khu vực xung quanh Trái đất không thể sử dụng được. Vì mỗi vụ va chạm lại gây ra vô số mảnh vụn không gian và cứ thế theo cấp số nhân sẽ có vô số chuỗi va chạm tiếp theo.

Rác vũ trụ chọc thủng cánh tay robot của trạm không gian ISS

Một mảnh vụn trên quỹ đạo đã đâm trúng cánh tay robot trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), tạo ra một lỗ thủng xuyên qua thiết bị.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar