02/12/2020 12:07 GMT+7

Châu Âu 'nhờ' tư nhân dọn rác vũ trụ

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Công ty khởi nghiệp ClearSpace của Thụy Sĩ giành được hợp đồng dịch vụ trị giá 100 triệu euro để dọn rác vũ trụ, mở ra thị trường kinh doanh mới ngoài không gian.

Châu Âu nhờ tư nhân dọn rác vũ trụ - Ảnh 1.

Mô phỏng vệ tinh ClearSpace-1 làm nhiệm vụ - Ảnh: CLEARSPACE

Ngày 1-12 (giờ địa phương), Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA có trụ sở tại Paris) đã ký kết với Công ty khởi nghiệp ClearSpace của Thụy Sĩ hợp đồng dịch vụ trị giá 100 triệu euro nhằm thu dọn mảnh vỡ không gian, mở ra một thị trường mới về xử lý ô nhiễm trên quỹ đạo Trái đất.

Theo tạp chí Science et Avenir (Pháp), đây là thương vụ đầu tiên trên thế giới liên quan đến công việc dọn rác trên quỹ đạo tầm thấp.

Trao đổi với AFP, ông Eric Morel de Westgayer - giám đốc phụ trách công nghiệp và mua sắm của ESA, ghi nhận: "Chưa bao giờ chúng tôi giao một hợp đồng lớn như vậy cho một công ty khởi nghiệp nhỏ".

ClearSpace là công ty có gốc gác từ Đại học Bách khoa liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne. Công ty này hoạt động với vốn góp của khoảng 20 công ty từ 8 quốc gia thành viên ESA gồm Thụy Sĩ, Cộng hòa Czech, Đức, Anh, Ba Lan, Thụy Điển, Bồ Đào Nha và Romania.

Theo hợp đồng, năm 2025 Công ty ClearSpace sẽ đưa vệ tinh dọn rác ClearSpace-1 nặng 500 kg lên không gian để thu hồi một mảnh vỡ là tầng trên tên lửa Vega của ESA được phóng đi từ năm 2013. 

Mảnh vỡ lớn như chiếc máy giặt, nặng 112 kg, bay trên quỹ đạo thấp cách Trái đất 800 km. Vệ tinh dọn rác sẽ quan sát mảnh vỡ để xác định tốc độ, sau đó đưa 4 cánh tay máy chộp lấy và dìu mảnh vỡ ra khỏi quỹ đạo. Cuối cùng vệ tinh và mảnh vỡ cùng phân rã trong khí quyển.

Châu Âu nhờ tư nhân dọn rác vũ trụ - Ảnh 2.

Tên lửa đẩy Vega của ESA - Ảnh: ESA

Trong gần 60 năm hoạt động không gian với hơn 5.500 lượt phóng, hiện có khoảng 42.000 vật thể lớn hơn 10 cm quay quanh Trái đất tạo thành đám mây chất thải.

Rác vũ trụ đủ loại, từ tên lửa phóng cũ, các mảnh vệ tinh còn trên quỹ đạo sau khi nổ cho đến vệ tinh nguyên vẹn không còn hoạt động nữa.

Các mảnh vỡ bay với vận tốc tối đa 28.000 km/h có nguy cơ va chạm với các vệ tinh đang hoạt động.

Xả ra cả đống rác vũ trụ, giờ con người lo nơm nớp

TTO - Trước khi có thể đặt chân lên những hành tinh mới và giải mã các bí ẩn của vũ trụ, con người sẽ phải tìm cách vượt qua bãi rác vũ trụ đang bay xung quanh Trái đất. Trớ trêu thay, chính chúng ta là người tạo ra đống rác đó.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar