01/04/2025 08:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tật nghiến răng có nguy hiểm?

Nghiến răng tuy không quá nguy hiểm và cần điều trị ngay lập tức như một số bệnh răng miệng cấp tính khác, nhưng về lâu dài bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây ra một số biến chứng.

nghiến răng - Ảnh 1.

Nghiến răng có thể dẫn đến mòn răng, nứt vỡ răng - Ảnh: BSCC

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hiền, khoa răng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết nghiến răng gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt đến vấn đề sức khỏe răng miệng như mòn răng, đau vùng mặt. 

Bên cạnh đó, tiếng nghiến răng khi ngủ có thể gây ra nhiều khó chịu cho mọi người xung quanh. Việc đánh giá và chẩn đoán đúng bệnh là cách tốt nhất để đưa ra cách điều trị phù hợp.

Theo bác sĩ, nghiến răng có thể xảy ra trong khi ngủ hoặc khi thức, gây ra các tác động xấu lên vùng răng miệng - mặt và tâm lý của bệnh nhân. 

Theo các nghiên cứu trên thế giới, nghiến răng khi ngủ xuất hiện trong cộng đồng với tỉ lệ 12,8 ± 3,1% ở người trưởng thành, trong khi tỉ lệ nghiến răng khi thức là từ 22,1 - 31%.

Nghiến răng có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, ngày càng có xu hướng gia tăng trong cộng đồng và trẻ hóa.

Nghiến răng do nhiều nguyên nhân khác nhau phối hợp gây ra, bao gồm các yếu tố tại chỗ như rối loạn khớp cắn (khi mọc răng, làm chụp răng sai quy cách…), yếu tố tâm lý (lo âu, căng thẳng…) và yếu tố bệnh lý thần kinh, có liên quan nhiều đến sự căng thẳng, rối loạn giấc ngủ - được xem là nguyên nhân chính của nghiến răng.

Tác hại của nghiến răng

Nghiến răng tuy không quá nguy hiểm và cần điều trị ngay lập tức như một số bệnh răng miệng cấp tính khác, nhưng về lâu dài bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây ra một số biến chứng như nứt vỡ răng, mòn răng gây ê buốt, gãy vỡ các phục hình răng (mối hàn, chụp răng).

Bên cạnh đó có thể gây mất xương xung quanh implant, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (không há miệng được, há miệng lệch, đau khớp thái dương hàm khi ăn nhai), đau cơ vùng hàm mặt (mỏi hàm, đau đầu)…

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị ù tai, chóng mặt cùng những biểu hiện về tâm lý như lo lắng, căng thẳng, mất ngủ. Tiếng nghiến răng khi ngủ có thể gây ra nhiều khó chịu cho mọi người xung quanh.

Do vậy, việc xem xét, chẩn đoán nghiến răng là cần thiết trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp nha khoa nào.

nghiến răng - Ảnh 2.

Nghiến răng gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt vấn đề sức khỏe răng miệng - Ảnh minh họa

Điều trị nghiến răng thế nào?

Bác sĩ Hiền cho biết điều trị nghiến răng với mục tiêu là giảm đau, giảm ảnh hưởng đến răng, phục hình, khớp thái dương hàm và hạn chế nghiến răng tiếp diễn. Điều trị cần có sự phối hợp của nhiều bác sĩ chuyên khoa trong ngành răng hàm mặt và các ngành có liên quan.

- Điều trị kiểm soát yếu tố tâm lý, bệnh lý thần kinh: Nghiến răng do yếu tố tâm lý và bệnh lý thần kinh cần áp dụng các phương pháp giúp giảm căng thẳng như thay đổi môi trường (nghe nhạc thư giãn, tắm nước ấm trước khi đi ngủ).

Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, thiền thư giãn, điều trị các rối loạn về giấc ngủ, massage cơ mặt, tránh sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc trong điều trị nghiến răng nhằm mục đích giảm sự co cơ nhai quá mức do nghiến răng (thuốc giãn cơ, giảm đau), kiểm soát stress hoặc các vấn đề tâm lý (thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm lo lắng).

- Can thiệp nha khoa: Can thiệp điều trị nha khoa giúp bảo vệ răng tránh được tác hại của việc nghiến răng và điều trị các hậu quả do nghiến răng gây ra.

Các can thiệp nha khoa phổ biến trong điều trị nghiến răng là: Sử dụng máng chống nghiến giúp bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn, thư giãn cơ nhai; Mài chỉnh khớp cắn để làm giảm các tác động quá mức đến cơ nhai cũng như răng; Phục hồi lại hình thể răng, tái lập khớp cắn nếu mòn răng nhiều, răng ê buốt, nhạy cảm.

"Nghiến răng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dai dẳng và có thể gây ra những tác hại nặng nề đối với răng miệng và tâm lý người bệnh. Việc tự phát hiện các triệu chứng và được chẩn đoán đúng, điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa là một việc cần thiết để tránh các hậu quả đáng tiếc do nghiến răng gây ra", bác sĩ Hiền nhấn mạnh.

Tại sao nhiều người nghiến răng khi ngủ, tránh được không?

Thỉnh thoảng nghiến răng khi ngủ không gây tác hại, song nghiến răng quá mức và kéo dài có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng và cá nhân sinh đủ hai con.

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Sở Nội vụ TP.HCM vừa đề xuất 273 trạm y tế hiện nay sẽ sắp xếp còn 102 trạm, ước tính mỗi trạm y tế có tối thiểu 4 bác sĩ.

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Nam thanh niên tại Quảng Bình bị thanh gỗ lớn đâm xuyên thấu vùng ngực trái sâu 20cm. May mắn thanh niên này đã được cứu kịp thời.

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV

MSD Việt Nam phối hợp cùng Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam (VAPM) tổ chức hội nghị khoa học đa chuyên khoa với chủ đề “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”.

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar